Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Chương trình nhà thầu chuyên nghiệp Dulux

Chương trình nhà thầu chuyên nghiệp Dulux” đã thu hút sự tham gia của hàng ngàn nhà thầu trên khắp cả nước.

Hiện nay, nhu cầu về đội ngũ thợ sơn chuyên nghiệp trên thị trường ngày càng tăng nhưng số lượng đội thầu thợ sơn chuyên nghiệp vẫn còn giới hạn. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, Công ty Akzo Nobel đã luôn chú trọng tới mục tiêu phát triển đội ngũ nhà thầu sơn chuyên nghiệp trên khắp Việt Nam trong nhiều năm qua.

Theo đó, “Chương trình nhà thầu chuyên nghiệp Dulux” được đưa ra với mục đích giúp nâng cao uy tín của các nhà thầu sơn thông qua đội ngũ thi công chuyên nghiệp và sản phẩm chất lượng. Điều này tạo nền tảng vững chắc cho các nhà thầu khi tư vấn khách hàng cũng như cung cấp những dịch vụ thi công hoàn hảo nhất. Chương trình cũng tạo cầu nối liên kết các nhà thầu chuyên nghiệp Dulux với các khách hàng tiềm năng thông qua mục Tìm Nhà Thầu Uy Tín trên website Dulux:http://dulux.vn/tim-nha-thau.htm.

Các nhà thầu khi tham gia “Chương trình nhà thầu chuyên nghiệp Dulux” đều có cơ hội tham gia các khóa huấn luyện về kỹ năng thi công sơn, tư vấn về màu sắc, kiến thức quản lý, dịch vụ khách hàng để nâng cao uy tín và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Từ năm 2009 đến nay, công ty sơn Dulux đã tổ chức hơn 300 khóa huấn luyện chuyên nghiệp dành cho các nhà thầu, với tổng mức đầu tư lên tới 10 tỷ đồng.
  
Các khóa huấn luyện súng phun sơn áp lực
 
Ngoài ra, các nhà thầu còn được hưởng lợi ích từ chương trình Bảo hiểm sức khỏe cao cấp trị giá lên tới 66 triệu và chương trình Tích lũy doanh số với tổng giá trị quà tặng lên tới 15 tỷ đồng.. Đối với Dulux, chăm lo cho sức khỏe nhà thầu là điều đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, Dulux đã tặng gói “Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn” cho hàng nghìn nhà thầu trên toàn quốc.

Mới đây, tập đoàn Akzo Nobel đã tổ chức đêm hội “Tôn vinh nhà thầu chuyên nghiệp Dulux” ở nhiều thành phố lớn trên cả nước. Tại đây, các nhà thầu được gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu thêm thông tin về chương trình và các sản phẩm mới. 
 


Đối với các nhà thầu chuyên nghiệp Dulux, Uy tín – Chất lượng – Chuyên nghiệp luôn là tiêu chí quan trọng nhất. Những chương trình hỗ trợ của Dulux giúp nhà thầu luôn đủ vững chãi và xây dựng thêm nhiều thành công trong cuộc sống. 

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Giá chung cư Hà Nội lao dốc không phanh

Từ quý II/2011, thị trường căn hộ tại Hà Nội rơi vào khủng hoảng, cùng với tình hình chung của cả nước. Lượng căn hộ tồn kho tăng, giao dịch mua bán giảm sút, và điều quan trọng hơn cả là niềm tin của người mua nhà có nguy cơ “đổ vỡ” vì hàng loạt các cuộc tranh chấp khiếu kiện xảy ra. Một trong những yếu tố minh chứng tình hình của thị trường bất động sản, đó là giá bán.

  • Biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trung bình/m2 của một căn hộ tại Hà Nội từ quý 2/2012.

Theo dữ liệu tổng hợp tin đăng từ Mua Bán Nhà Đất, giá căn hộ tại Hà Nội đã lao dốc với tốc độ chóng mặt từ năm 2012. Cụ thể, trong khi Q2/2012, giá trung bình một mét vuông căn hộ tại Hà Nội ngất ngưởng ở mức 27.38 tr/m2, thì sang đến quý kế tiếp, giá đã rớt hẳn xuống mức 25.87 tr/m2. Và ở các quý sau cho đến Q2/2013, sự xuống giá vẫn xuất hiện, với chênh lệch có phần ít hơn qua từng giai đoạn.

Hiện tại ở Q2/2013, mức giá trung bình mà Mua Bán Nhà Đất ghi nhận được qua các giao dịch mua bán căn hộ là 24.53 tr/m2. Giá trị giao dịch ở mức giá khoảng từ 1 tỷ - 2 tỷ chiếm số lượng nhiều nhất (chiếm trên 40% tất cả các giao dịch căn hộ tại Hà Nội). Khu vực thường có nhiều tin đăng nhất rơi vào các khu nhà thu nhập thấp Đặng Xá, Gia Lâm, hay các khu đô thị đã hình thành lâu như khu đô thị mới Linh Đàm, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, …

Sự thay đổi về giá căn hộ này đã nói lên được nhiều điều. Đầu tiên là sự “chiều chuộng” của người bán đối với người mua. Để chiều lòng những khách hàng khó tính nhất, ngoài chất lượng căn hộ, lịch thanh toán tốt, tư vấn chu đáo, thì giờ đây những chiêu khuyến mãi, giảm giá liên tục được các chủ đầu tư cũng như sàn giao dịch áp dụng rầm rộ. Khách hàng đã lên ngôi “thượng đế” trong một thị trường mà kẻ bán nhiều hơn người mua.

Ngoài ra, việc thay đổi thói quen bán hàng cũng là một bước ngoặt khá lớn của giới buôn bán bất động sản Hà Nội thời gian gần đây. Qua các số liệu về tin đăng bất động sản liên tục tăng trên Mua Bán Nhà Đất (quý 3/2013 tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm trước), có thể thấy người bán đã chuyển từ hình thức buôn bán "truyền miệng" sang vận dụng những công nghệ mới như quảng cáo trực tuyến trên Internet, vừa giảm chi phí, tiết kiệm nhân lực mà lại giúp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. 

Tuy nhiên, về một mặt nào đó, việc các chỉ số giá lao dốc rõ ràng là một điều “nguy hiểm” cho thị trường, khi mà người mua nhà vẫn giữ tâm lý mong chờ giá sẽ xuống nữa rồi mới đưa ra quyết định. Điều này sẽ khiến cho thị trường bất động sản vẫn sẽ tiếp tục bế tắc, hàng tồn kho vẫn không ngừng tăng lên, gây ra ảnh hưởng dây chuyền đến các ngành nghề liên quan khác như vật liệu xây dựng, trang trí nội thất,…

Người mua nhà đang dần trở nên thông minh hơn, và chắc chắn họ sẽ suy nghĩ rất cẩn thận trước khi quyết định mua một căn hộ để an cư. Chúng tôi nghĩ rằng, việc đặt chữ “tín” lên hàng đầu khi xây dựng dự án và giao dịch với khách hàng là một điều vô cùng cần thiết trong thời buổi thị trường “tranh tối tranh sáng” như hiện nay.


Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Xây nhà kiểu...tận dụng thời nay

Nói tới chuyện xây nhà, gần đây nhiều người lắc đầu ngán ngẩm. Chẳng nói ra thì ai cũng biết, tình hình kinh tế khó khăn, giá cả vật tư, nhân công lên cao; đất đai thì vẫn cực kỳ đắt đỏ. Nếu mà có xây nhà thì phải… khéo tận dụng!

Tận dụng gầm cầu thang làm… toa hút khói và kho chứa đồ.
 

Xây nhà kiểu tận dụng


Cũng chẳng phải chờ tới thời bão giá hay kinh tế suy thoái thì dân tình mới thắt lưng buộc bụng, cân – đong – đo - đếm trong chuyện xây nhà. Ở nước ta, từ xưa tới nay, trong quan niệm, trong nếp nghĩ thì xây nhà là một việc cực kỳ quan trọng, là niềm mơ ước, nỗ lực cả đời người. Dẫu vậy thì số người ung dung xây nhà hiếm lắm, còn đại đa số là những người xây nhà với hoàn cảnh khó khăn, tâm trạng nhiều băn khoăn lo lắng. Người ung dung là khi có đủ mọi điều kiện thuận lợi, có đất rộng, vị trí đẹp, có đủ tiền xây như mình muốn, có đủ quyền để điều hành sai khiến. Số đông còn lại thì ngược lại, mọi thứ đều không đủ, thiếu hụt lắm chỗ, bất lợi nhiều bề… Nhà thì vẫn cứ phải xây, vì chờ đầy đủ mọi điều kiện, chờ cái tư thế ung dung thì chẳng biết đến bao giờ. Cái mình mong muốn bao giờ cũng vượt hơn những cái mình đang có, đó là một lẽ thường ở đời; mà ai cũng hiểu!

Vậy thì phải cố gắng xoay xở, phải tận dụng thôi! Rất nhiều người xây nhà cũng phải vay mượn, rồi “kéo cày” trả nợ. Đó là một câu chuyện khác, nhưng cũng không tách rời hoàn toàn. Cũng phải nói rằng, trong thời điểm hiện tại thì vấn đề nhà ở, bất động sản, mua bán, xây dựng nhà cửa đang là vấn đề rất thời sự, thời thượng và cũng là bức tranh có nhiều gam màu u ám. Giá nhà đất, giá xây lắp quá cao so với mức thu nhập của đại đa số dân chúng trong xã hội. Giấc mơ về một ngôi nhà, chốn an cư lý tưởng ngày càng trở nên xa vời, thậm chí là điều không tưởng. Nhưng điều đó không có nghĩa là người ta không cần ngôi nhà để sống, không có nhu cầu về mua đất, xây nhà. Không có được cái như trong mơ thì… phải giảm tiêu chuẩn giấc mơ đi thôi. Không có được biệt thự thì cố gắng “với” sang nhà phố, không được nhà phố thì tìm đến nhà nhỏ trong hẻm, hay leo lên chung cư… Không đủ tiền mua được đất rộng thì mua đất nhỏ, không có đất vuông vắn thì chấp nhận méo mó; không đủ khả năng “chơi” hàng cao cấp thì xài hàng trung bình… miễn sao cho vừa khả năng, vừa túi tiền. Bởi bản chất của câu chuyện xây nhà tận dụng này cũng chính là lý do tài chính, là tiền.

Ừ, thì bằng lòng; cố gắng tận dụng! Có ai đó nói rằng: Không có được cái mình yêu thì hãy yêu cái mình có! Cũng phải thôi… Mà đây là ngôi nhà của mình, nên càng phải yêu chứ, dù nó đang và sẽ có thể không hoàn mỹ như giấc mơ xa xôi.

Những chủ nhà này, khi đóng vai khách hàng với kiến trúc sư hay mang tâm lý có phần yếm thế, thiếu tự tin cùng những “giá mà”, “nếu như” kiểu: giá mà mặt tiền rộng hơn chút nhỉ, giá mà có thêm mặt thoáng nhỉ, giá mà diện tích lớn thêm chút nữa nhỉ… cùng tâm trạng hơi e ngại… về sự nhiệt tình của kiến trúc sư trước một bài toán khó. Nhưng khi gặp kiến trúc sư rồi (tất nhiên phải gặp đúng người), thì rất nhiều chủ nhà vỡ ra rằng: “Nó” vẫn có thể rất ổn, rất đẹp, dù trên tinh thần tận dụng, tiết kiệm, dù có rất nhiều khó khăn cả khách quan và chủ quan! Nếu “nó” ổn rồi thì nó vẫn có thể hay hơn nữa. Nhưng rõ ràng, muốn xoay chuyển tình thế xấu thành đẹp, dở thành hay, ít thành nhiều, thiếu thành đủ…, tức là thay đổi theo chiều hướng có lợi, tích cực thì phải cần một bàn tay lành nghề; một vai trò tư vấn chuyên môn, chuyên nghiệp của kiến trúc sư để… tận dụng đúng cách!


Tận dụng đúng cách


Nhà khéo tận dụng, thì sẽ đỡ được nhiều chi phí xây dựng. Nhà khéo tận dụng, sẽ khai thác tốt nhất được những gì hiện có (dù có thể hiện trạng là bất lợi). Nhà khéo tận dụng, sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của người sinh sống trong ngôi nhà đó (mà ban đầu tưởng chừng là không thể)… Và để đạt được những yếu tố đó, thì phải tận dụng đúng cách.

Ở đây, cũng cần phải hiểu một cách tổng quát rằng: khéo tận dụng là tối ưu hoá những gì đang có của mảnh đất, của ngôi nhà, chứ không hẳn là một phương pháp xây nhà dành cho những cuộc đất xấu, hiện trạng xấu trở nên đẹp. Với một hiện trạng không xấu, với một khả năng tài chính không khó khăn thì vẫn cần tận dụng để làm cho tốt hơn, tiết kiệm hơn. Tận dụng tốt, hiệu quả chính là thước đo của chất lượng công trình, năng lực của người thiết kế, quản lý, thi công.

Nhà khéo tận dụng là sản phẩm của một chuỗi quy trình, từ đầu tư, thiết kế, thi công, vận hành và sử dụng – tất cả đều liên quan đến nhau. Tuy nhiên, vai trò của thiết kế là quan trọng nhất, chi phối tới tất cả các yếu tố kia. Một thiết kế tốt – khéo tận dụng – sẽ làm cho việc đầu tư hiệu quả, thi công chính xác, nhanh gọn, tiết kiệm (vật tư và nhân công); cũng ảnh hưởng lớn tới quá trình sử dụng (đặc biệt trong vấn đề tiết kiệm năng lượng).
Tận dụng chiều cao đến sát trần.
 
Việc tận dụng không phải là “tận thu”, cố gạn lấy nhiều nhất cái có lợi như kiểu tận dụng diện tích sử dụng, giảm thiểu chi phí vật tư, nhân công để tiết kiệm tiền. Tận dụng đúng cách là phải làm hài hoà tất cả, hợp lý tổng thể trong mối tương quan nhiều chiều: kinh tế, bền vững, công năng, thẩm mỹ. Một trong những nguyên tắc quan trọng của tận dụng đúng cách là vẫn phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy phạm về kỹ thuật xây dựng, các nguyên lý kiến trúc căn bản, các số liệu nhân trắc học… Không thể vì tận dụng mà lại dùng ximăng (hay vật tư khác) kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn; không thể vì tận dụng mà lại làm cầu thang nhỏ hơn, dốc hơn tiêu chuẩn sử dụng, cũng không thể vì tận dụng mà bỏ qua những yêu cầu kiến trúc liên quan thiết thực đến công năng, ảnh hưởng tới chất lượng không gian sống (như thiếu cửa sổ, hoặc cửa không đủ diện tích gây thiếu sáng, thoáng)…

Trong thời buổi tấc đất tấc vàng, 1m2 đất là vàng, 0,1m2 đất cũng là vàng, và dường như ai cũng xây nhà trong tình trạng… đất không đủ rộng, vậy nên hay có tâm lý gạn hết mức có thể để đổi lấy diện tích sử dụng. Và quan niệm thông thường của mọi người là hay đi đến việc lấy thước đo diện tích sử dụng (của phòng chức năng chính) làm được – hơn. Thật ra diện tích chỉ là một trong nhiều yếu tố để làm nên giá trị không gian sử dụng, bên cạnh nó còn có nhiều yếu tố khác không kém phần quan trọng như hình dáng, kích thước, cấu trúc, giao thông, chiếu sáng, thông thoáng, hệ thống kỹ thuật… Nhiều người tận dụng diện tích (sử dụng) mà bỏ qua một cái giếng trời, để rồi ân hận là phòng quá tối, quá bí; hay tận dụng diện tích bằng cách… xây tường đơn ở phía hứng nắng, rồi sau lại kêu rằng nóng quá, rồi đi tìm cách chống nóng. Đấy là vài trong rất nhiều chuyện liên quan đến thiết kế, để thấy rằng thiết kế quan trọng thế nào. Không ai có thể nắm tổng thể tốt hơn người thiết kế, và vai trò của kiến trúc sư là vậy. Chủ nhà, hay người thi công của các hạng mục thường chỉ nhìn thấy một góc, một khía cạnh nào đó mà không nhìn ra các mối liên quan, các hệ quả khác. Ở cái nhìn tổng quan và chủ động, người thiết kế có thể tận dụng được nhiều thứ, lợi nhiều mặt, mà suy cho cùng là lợi về kinh tế; từ việc tư vấn đầu tư cho khách hàng (liên quan đến giải pháp thiết kế, phương án thi công), việc đưa ra giải pháp kiến trúc – kỹ thuật hợp lý, giải pháp vật liệu (kể cả tận dụng, dùng lại theo đúng nghĩa đen), tới việc tận dụng những yếu tố không hề mất phí – là thiên nhiên, nắng, gió… hay môi trường, bao cảnh xung quanh. Nhiều khi, một giải pháp thiết kế còn phải căn cứ vào… nhà ông hàng xóm kế bên, hay một cái cây trước ngõ…

Trong giai đoạn thi công, thì công tác quản lý cực kỳ quan trọng. Việc này cũng liên quan trực tiếp với thiết kế. Thiết kế tốt – chuẩn làm cho việc thi công thuận tiện, nhanh chóng, đúng quy trình, giảm thiểu sai sót, sửa chữa, tận dụng được thời gian (cũng là tiền, là vàng), và tất nhiên tiết kiệm vật tư, nhân công. Quản lý tốt tránh được mất mát hư hao vật tư, biết tận dụng cái này cho cái kia, bù chỗ này cho chỗ khác. Ví dụ, theo kinh nghiệm thực tế của tác giả bài viết: nếu biết tận dụng, tổ chức thi công tốt, thì trong suốt quá trình xây dựng phần thô của một ngôi nhà ở bình thường (nhà biệt thự, nhà phố); lượng chạc vữa phế thải, gạch vỡ có thể (đủ, gần đủ) dùng san nền trong các ô móng. Nhưng thực tế, sau khi hoàn thành xây cổ móng, đổ giằng tường là đơn vị thi công (hoặc chủ nhà) cho đổ cát luôn để lấy mặt bằng xây dựng thuận tiện. Như vậy sẽ mất tiền đổ cát, và cuối giai đoạn xây thô sẽ mất nhiều tiền để đổ chạc vữa phế thải đi, sâu xa hơn là gây tác hại tới môi trường. Tất nhiên, để tận dụng như cách trên, cần phải tổ chức mặt bằng thi công tốt, đảm bảo an toàn; và phần chạc vữa san nền cần được phân loại kỹ, không để lẫn ván gỗ cốp pha và các loại rác bất lợi khác (như xốp, giẻ – vải, rác hữu cơ… thường có ở mặt bằng thi công).

Trong việc thi công, tận dụng đúng cách là tổ chức khoa học, hợp lý (thời gian, bố trí mặt bằng, phối hợp hạng mục, nhân sự…) chứ dứt khoát không phải là tận dụng kiểu bỏ bớt quy trình, rút gọn thời gian, giảm thiểu phương tiện thi công và biện pháp an toàn lao động… Nếu làm như vậy, không biết có tận dụng được gì không, nhưng khi có sự cố thì hối không kịp.

Trước khi kết thúc, xin kể một câu chuyện nghề nghiệp vui vui. Tôi có một anh bạn đồng nghiệp, ngoài làm thiết kế thì anh cũng lăn lưng ở công trường. Anh rất cẩn thận và nghiêm khắc trong công việc. Anh tính toán vật tư rất kỹ, chỉ vừa đủ hoặc thừa rất ít. Có lần anh chỉ định số lượng vật tư gạch ốp lát để chủ nhà mua. Khi triển khai thi công, không thiếu, không thừa một viên. Có viên phải cắt làm bốn và sử dụng cả bốn mảnh, không được phép sai sót. Nhóm thợ ốp lát nhường nhau, đùn đẩy không ai dám cắt viên gạch. Thật ra nếu chẳng may có vỡ thì cũng mua viên khác thôi, không nỡ bắt đền thợ làm gì, nhưng đó cũng là thể hiện một thái độ, trách nghiệm nghiêm túc trong công việc; nhất là với những người thợ thi công, vốn quen với nếp nghĩ làm nhân công nên vật tư của chủ nhà thì… mặc kệ.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Làm ruộng thì ra, làm nhà thì tốn”. Làm nhà bao giờ cũng tốn kém hơn dự trù chi phí ban đầu, đến giờ vẫn đúng. Vậy nên làm nhà phải gắng tận dụng và tiết kiệm!

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

7 ý tưởng “giấu đồ” thông minh cho nhà chật

Làm sao để chứa hết đồ khi nhà không có nhiều diện tích? Những ý tưởng thông minh dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Với không gian sống nhỏ hẹp, bạn không thể bày tất cả đồ đạc lên bề mặt bởi như vậy vừa rối mắt vừa thiếu không gian cho những sinh hoạt khác. Giải pháp của bạn là phải “giấu đồ” đi, nhưng giấu vào đâu? Hãy tham khảo những cách “giấu” sáng tạo sau:


1. Giường và sàn phòng ngủ


Lưu trữ đồ dùng trong ngăn kéo dưới gầm giường là cách làm khá phổ biến và hầu hết mọi người đều biết về việc này, thế nhưng hiếm người lại nghĩ đến việc lưu trữ dưới nền sàn. Đây thực sự là cách rất khéo léo thông minh và giúp bạn tận dụng triệt để không gian trong một căn phòng nhỏ. Vấn đề là khi tạo hộc dưới sàn nhà, bạn cần xử lý tốt việc chống ẩm thấp và mối mọt để đồ dùng được bảo quản tốt.
lưu trữ đồ đạc gọn gàng
Hãy xử lý chống ẩm mốc chu đáo khi chọn cách lưu trữ dưới sàn nhà.


2. Đầu giường


Với phần đầu chiếc giường có bề dày lớn như thế này, bạn hoàn toàn có thể tích hợp những ngăn kệ bên trong dưới dạng lưu trữ ẩn. Nơi đây sẽ rất thích hợp để bạn lưu trữ sách truyện, những món đồ riêng tư, vỏ chăn, gối hay bất cứ thứ gì bạn cho là cần thiết.
lưu trữ đồ đạc gọn gàng
Lưu trữ ẩn thông minh và khéo léo ở đầu giường.
 

3. Sàn giật cấp


Cùng với hệ thống tủ âm, bạn có thể tạo một mặt sàn giật cấp như thế này để "cất giấu" rất nhiều đồ chưa dùng đến và chia không gian chức năng thành hai phần riêng biệt. 
lưu trữ đồ đạc gọn gàng


lưu trữ đồ đạc gọn gàng
Những ngăn lưu trữ lớn được tạo ra bằng cách giật cấp sàn.


4. Bậc cầu thang


Mỗi bậc cầu thang sẽ là một ngăn lưu trữ nhỏ, bạn có thể sử dụng dạng ngăn lật hoặc ngăn kéo rút với ý tưởng này. Những ngăn nhỏ này sẽ cung cấp thêm khá nhiều không gian để bạn tha hồ lưu trữ đồ đạc mà không lo về diện tích đấy.

lưu trữ đồ đạc gọn gàng
Cách tận dụng bậc cầu thang để làm chỗ lưu trữ cũng khá phổ biến và hữu dụng.
 

5. Ghế tích hợp ngăn chứa 


Ai cũng biết nội thất đa năng vô cùng hữu ích cho nhà chật. Những nội thất thế nào còn phụ thuộc vào từng không gian sống cụ thể. Ví dụ như chiếc ghế dạng hộp với nhiều ngăn chứa vô cùng hữu ích để đựng bát, đĩa trong phòng ăn. Ngăn kéo dưới ghế phòng khách tiện lợi để nhanh chóng cung cấp thêm cốc chén cho khách đến chơi nhà. 

lưu trữ đồ đạc gọn gàng
Một chiếc ghế đa chức năng trong phòng ăn có thể trở thành tủ đụng rất nhiều bát đĩa, cốc chén dự phòng.

lưu trữ đồ đạc gọn gàng
Ngăn chứa dưới gầm ghế nhanh chóng cung cấp thêm cốc, chén cho khách.
 

6. Lưu trữ ẩn trong không gian chết


Một góc không gian chết như bức tường ngăn cách bếp và phòng khách này chẳng hạn cũng có thể được tận dụng để tạo kệ lưu trữ ẩn nhờ ray kéo. Đây quả là cách làm sáng tạo mà lại lưu trữ được nhiều đúng không nào? 
lưu trữ đồ đạc gọn gàng
Ngăn đựng đồ ray kéo tiết kiệm diện tích và siêu gọn gàng.

7. “Hầm bí mật” dưới giường


Một chiếc giường được thiết kế đặc biệt, với cơ chế nâng đơn giản, khi phần đệm được kéo lên sẽ tạo khoảng trống bên dưới để bạn tha hồ cất giữ đồ dùng như: va li, giấy vệ sinh, sách báo… 
lưu trữ đồ đạc gọn gàng
Một chiếc giường nâng sẽ giúp bạn lấy, cất đồ dễ dàng hơn.

Choáng váng sự đồ sộ của tòa nhà lớn nhất thế giới vừa mở cửa

Mua sắm, bơi, trượt băng, tắm nắng và ngủ, tất cả những hoạt động trên đều được mang đến cho du khách tại tòa nhà lớn nhất thế giới.

Tòa nhà New Century Global Center thuộc Chengdu, Tứ Xuyên Trung Quốc, đủ chỗ trống để chứa trong nó tới 20 nhà hát Sedney Opera hoặc chứa được 3 Lầu Năm góc của Mỹ. Bên trong tòa nhà phá vỡ nhiều kỉ lục này là những trung tâm mua sắm, bản sao của một ngôi làng Địa Trung Hải, một công viên nước, một sân trượt băng và nhiều khách sạn sang trọng
Cận cảnh bên trong tòa nhà lớn nhất thế giới vừa mở cửa
Công viên nước Đảo Thiên Đường - một bãi biển nhân tạo tuyệt đẹp bên trong tòa nhà
Cận cảnh bên trong tòa nhà lớn nhất thế giới vừa mở cửa
Bên trong phòng lớn nhất của New Century Global Center
Cận cảnh bên trong tòa nhà lớn nhất thế giới vừa mở cửa
Kiến trúc độc đáo này nằm ở ngoại ô Thành Đô, phía Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Cận cảnh bên trong tòa nhà lớn nhất thế giới vừa mở cửa
Hồ nước rộng trước mặt bên ngoài tòa nhà
Cận cảnh bên trong tòa nhà lớn nhất thế giới vừa mở cửa
Tòa nhà dài 500m, rộng 400m và cao 100m.
Cận cảnh bên trong tòa nhà lớn nhất thế giới vừa mở cửa
"Ngôi làng" mang dáng dấp Địa Trung Hải bên trong tòa nhà
Cận cảnh bên trong tòa nhà lớn nhất thế giới vừa mở cửa
Theo các quan chức Trung Quốc, New Century Global Center là tòa nhà độc lập lớn nhất thế giới với thời gian xây dựng là 3 năm.
Cận cảnh bên trong tòa nhà lớn nhất thế giới vừa mở cửa
Theo hướng dẫn viên Liu Xun, đây là một thành phố đại dương do con người tạo nên. Bên trong tòa nhà được lắp đặt một mặt trời nhân tạo cung cấp ánh sáng trong suốt 24h.
Cận cảnh bên trong tòa nhà lớn nhất thế giới vừa mở cửa
400 ngàn m2 được giành cho các shop, cửa hàng đồ lưu niệm, giúp các tín đồ mua sắm thỏa mãn đam mê của mình.
Cận cảnh bên trong tòa nhà lớn nhất thế giới vừa mở cửa
Kiến trúc độc đáo bên trong tòa nhà
Cận cảnh bên trong tòa nhà lớn nhất thế giới vừa mở cửa
Dubai có tòa nhà cao nhất thế giới. Trung Quốc đã có tòa nhà lớn nhất thế giới.

Tòa tháp tại Việt Nam lọt top những tòa nhà ấn tượng nhất thế giới

Với hình búp sen ấn tượng, tòa tháp tài chính Bitexco của Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách 20 những tòa tháp chọc trời ấn tượng nhất thế giới do Kênh Văn hóa Du lịch CNNGo của hãng tin CNN bình chọn mới đây.
Với sự giúp đỡ của A. Eugene Kohn, người sáng lập đồng thời là Chủ tịch của Tập đoàn Kohn Pedersen Fox (KPF) - một trong những công ty kiến ​​trúc lớn nhất thế giới và Michael Greene, Giám đốc KPF, CNN đã lựa chọn và đưa ra danh sách 20 tòa nhà chọc trời ấn tượng nhất thế giới để từ đó xác định tâm lý và tính cách của các thành phố đó. Do đó, tiêu chí đưa ra không hẳn là về chiều cao mà ở hình dáng thiết kế bên ngoài ấn tượng của tòa tháp.

Dưới đây là 10 tòa nhà ấn tượng nhất thế giới được trích giới thiệu trong danh sách.

1. Tòa Empire State (New York, Mỹ)
Chiều cao: 437 mét
Chi phí xây dựng: 41 triệu USD
Thời gian hoàn thành: 1/5/1931
 
Được xây dựng từ năm 1931 với tổng kinh phí 41 triệu USD, tòa tháp Empire chỉ cao 437m nhưng lại giữ kỷ lục về thời gian thi công - một năm 45 ngày và 7 triệu giờ công. Trong thập niên những năm 70, tòa tháp này được coi là biểu tượng của nước Mỹ và suốt trong thời gian từ năm 1931 đến 1972, nó được coi là “tòa nhà cao nhất thế giới”. Sau khi Tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Mỹ sụp đổ trong vụ khủng bố 11/9 thì tòa Empire State trở thành linh hồn và trái tim của người New York.

Hệ thống chiếu sáng bên ngoài ngôi nhà thường xuyên được thay đổi để cung cấp cho các trường hợp mang tính từ thiện hay cho những sự kiện quan trọng. Đài quan sát cũng là nơi tổ chức lễ cưới độc đáo cho nhiều đôi uyên ương.

2. Trụ sở của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV)
Chiều cao: 234 mét
Chi phí xây dựng: 600 triệu USD
Thời gian hoàn thành: 1/2008
 
Nhìn bề ngoài, trụ sở đài CCTV trông không giống như những tòa nhà cạnh đó. Tòa tháp được thiết kế theo lối kiến trúc độc đáo gồm 2 tòa với 6 phần ngang và dọc xếp chồng lên nhau liên tục. Tòa chính cao 234 m trông như chữ U lộn ngược, ở độ cao 163 m hai chân ấy được nối với nhau bằng một kết cấu kiến trúc đồ sộ hình chữ L. Tòa nhà được khánh thành vào tháng 1/2008 với tổng kinh phí xây dựng khoảng 600 triệu USD. Tuy nhiên, nó đã bị hư hại khá nhiều trong vụ cháy do nổ pháo hoa năm 2009.

3. Trụ sở ngân hàng thương mại Commerbank (Frankfurt, Đức)
Chiều cao: 300,1 mét
Chi phí xây dựng: 414 triệu USD
Thời gian hoàn thành: 1997
 
Với một cột buồn cao 50m phía trên cùng, chiều cao của tòa nhà trụ sở Commerzbank ở Frankfurt đã tăng qua mốc 300m trở thành tòa nhà cao nhất nước Đức và cao thứ 2 châu Âu cho đến hiện tại.

Tòa nhà này cũng được coi là tòa tháp sinh thái đầu tiên trên thế giới khi sử dụng hệ thống chiếu sáng và thông gió tự nhiên, giảm thiểu đáng kể việc tiêu thụ năng lượng ngay từ năm 1997.

4. Tháp Elephant (Bangkok, Thái Lan)
Chiều cao: 102 mét
Thời gian hoàn thành: 1997   
 
Nếu có một điều bên cạnh nụ cười có thể đại diện cho người Thái thì đó là con voi. Từ bất kỳ góc nào ở khu phía Bắc Bangkok bạn cũng có thể nhìn tòa nhà hình con voi cao 102 mét này với đôi mắt và hai chiếc ngà dương cao phía trước. Tòa nhà được thiết kế gồm khu văn phòng công nghệ cao, khu mua sắm và cả khu nhà ở sang trọng.

5. Tháp tài chính Bitexco (TPHCM, Việt Nam)
Chiều cao: 262 mét
Chi phí xây dựng: 220 triệu USD
Thời gian hoàn thành: 31/10/2010
 
Tòa tháp Bitexco có thể không còn là tòa nhà cao nhất Việt Nam nhưng nó vẫn là tòa nhà cao nhất của TPHCM. Ý tưởng thiết kế lấy cảm hứng từ hình ảnh duyên dáng, thanh thoát của búp hoa sen, quốc hoa của Việt Nam, tòa nhà được xem là biểu tượng cho vẻ đẹp và sức sống của TPHCM. Tầng 47 của tòa nhà được thiết kế nhô ra hẳn phía ngoài tạo thành một đài quan sát, nơi du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố. Tầng 50 là một sân đỗ trực thăng. Với tốc độ 6m mỗi giây, thang máy của tòa nhà này đứng vào hàng nhanh thứ 3 thế giới.

6. Tháp Transamerica Pyramid (Bang San Francisco, Hoa Kỳ)
Chiều cao: 260 mét
Chi phí xây dựng: 32 triệu USD
Thời gian hoàn thành: 1972
 
Năm 1969, khi tòa tháp được bắt đầu xây dựng người ta đã cho rằng “từ năm 1972 nó là một cột mốc của San Francisco”. Xung quanh những ngôi nhà gỗ Victoria đẹp như tranh vẽ của San Francisco, tòa nhà chọc trời này vươn lên như một tên lửa. Mặc dù không thể so sánh với các thiết kế của các tòa nhà chọc trời mới hơn, nhưng kim tự tháp cao 260 mét này đã trở thành tòa nhà dễ nhận biết nhất của thành phố này trong nhiều thập kỷ. Cấu trúc của khối tháp được thiết kế giảm dần đối với các tầng trên, mảnh mai như một thân cây, cho phép ánh sáng tự nhiên và không khí trong lành có thể soi rọi xuống các con đường kế bên. Tòa nhà này còn được thiết kế an toàn với động đất.

7. Tháp Ngân hàng Trung Quốc (Hồng Kông)
Chiều cao: 305 mét
Thời gian hoàn thành: 5/1990
 
Tháp Ngân hàng Trung Quốc là tòa nhà đầu tiên ngoài nước Mỹ vượt qua mốc 300m. Đây cũng từng là tòa tháp cao nhất Hồng Kông. Lấy cảm hứng từ cây tre biểu tượng cho sức mạnh, sức sống và tăng trưởng, tòa nhà này được thiết kế sử dụng sự phản chiếu của ánh sáng tạo nên khối tinh thể lấp lánh.

8. Tháp Kingdom Centre (Riyadh, Arap Saudi)
Chiều cao: 302 mét
Chi phí xây dựng: 458 triệu USD
Thời gian hoàn thành: 2002
 
Một số nhà quan sát cho rằng Kingdom Centre giống như một cái xẻng cắm trên cát - một sự so sánh khấp khiễng đối với tòa nhà cao nhất Arap Saudi này. Ở Riyadh người ta cấm xây dựng hơn 30 tầng để ở nhưng lại không hạn chế chiều cao, chính vì vậy khoảng trống nửa hình elip phía trên đã trở thành một biểu tượng của Arap Saudi.

9. Tòa tháp đôi Petronas (Kuala LumpurMalaysia)
Chiều cao: 452 mét
Chi phí xây dựng: 1,6 tỷ USD
Thời gian hoàn thành: 6/1996
 
Sử dụng nguyên tắc hình học lặp đi lặp lại của kiến ​​trúc Hồi giáo và kiểu trang trí đường lượn của Hồi giáo, kiến ​​trúc sư César Pelli muốn tòa tháp đôi Petronas trở thành biểu tượng văn hóa và di sản của Malaysia, và ông đã thành công

Hoàn thành vào năm 1996, cây cầu trên bầu trời kết nối hai tòa tháp tượng trưng cho “cánh cổng vào tương lai” và tham vọng cao tới trời xanh của Malaysia. Kể từ khi hoàn thành, tòa nhà chọc trời 451 mét này đã trở thành biểu tượng không thể nhầm lẫn của Malaysia.

10. Tháp Tokyo Mode Gakuen Cocoon (TokyoJapan)
Chiều cao: 204 mét
Thời gian hoàn thành: 10/2008
 
Đây là tòa nhà của ngành giáo dục cao thứ 2 thế giới sau tòa tháp đại học M.V. Lomonosov ởMoscow (Nga). Nơi đây là trụ sở của các trường đại học danh tiếng về lĩnh vực thời trang, công nghệ thông tin và y học. Bề ngoài của tháp Cocoon được thiết kế như một cái kén – biểu tượng cho sự đổi mới theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Nhật Anh