Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Bất động sản tiếp tục “thay máu” mạnh với các thương vụ M&A lớn trong 2014

Ông Lê Chí Hiếu cho rằng năm 2014 thị trường Bất động sản (BĐS) tiếp tục “thay máu” mạnh với các thương vụ mua bán, chuyển nhượng, M&A dự án lớn; mặt bằng giá sẽ không giảm nữa nhưng có sự cạnh tranh rất lớn trong phân khúc căn hộ trung bình và bình dân.


Ông Lê Chí Hiếu - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Phát triển nhà Thủ Đức, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM
Nhiều chuyên gia cho rằng BĐS trong các năm tới sẽ tiếp tục hạ giá, riêng cá nhân ông, ông có nghĩ vậy không?
TS. Lê Chí Hiếu: Tôi cho rằng vào những tháng cuối năm 2013 thị trường bất động sản  đã cho thấy những dấu hiệu của sự hồi phục nhẹ từ đáy khủng hoảng, thanh khoản gia tăng và xu hướng giảm giá đã chững lại, trong năm vừa qua các chủ đầu tư bất động sản cũng tăng cường áp dụng các biện pháp khuyến mại ưu đãi, sản phẩm chất lượng tốt, giao nhà đúng tiến độ, kéo dài thời gian thanh toán, chính sách thanh toán linh hoạt ưu đãi hơn... để kích thích lực cầu hơn là giảm giá sản phẩm như các năm trước đó.
Một điểm quan trọng nữa là trong năm vừa qua, yếu tố giá cả không phải là yếu tố hàng đầu để người mua quyết định mua nhà mà những dự án có chất lượng tốt, hoàn thiện, giao nhà đúng tiến độ mặc dù giá cả có cao hơn một chút nhưng lại được giao dịch rất thành công. Đó là dấu hiệu chứng tỏ thị trường đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất, nhưng để thị trường hồi phục mạnh thì cần phải có một thời gian dài hơn nữa.
Ông dự báo thị trường BĐS sẽ diễn biến ra sao trong vài năm tới?
Trong những năm sắp tới thị trường sẽ không thể quay lại thời điểm đỉnh cao và bùng nổ như giai đoạn 2005 - 2007 nữa mà thay vào đó là sự tăng trưởng chậm nhưng ổn định và vững chắc hơn. Năm 2014 thị trường vẫn sẽ trong giai đoạn ổn định và củng cố niềm tin sau khủng hoảng do đó chưa thể xuất hiện xu hướng tăng trưởng rõ ràng.
Hơn nữa vẫn còn tồn tại những vướng mắc khó khăn cần được giải quyết trong năm sắp tới để làm tiền đề cho sự tăng trưởng tốt cho các năm tiếp theo như vấn đề xử lý nợ xấu, việc đẩy mạnh giải ngân gói 30,000 tỷ đồng, các thủ tục về xây dựng dự án căn hộ nhỏ, việc chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội... cần phải được đơn giản hóa và rút ngắn thời gian hơn. Do đó, phải bước sang năm 2015 thị trường mới bắt đầu cho tín hiệu cải thiện đáng kể trên diện rộng.
Trong năm 2014 thị trường sẽ tiếp tục “thay máu” mạnh với các thương vụ mua bán, chuyển nhượng, M&A dự án lớn như trong năm 2013; mặt bằng giá sẽ không giảm nữa nhưng có sự cạnh tranh rất lớn trong phân khúc căn hộ trung bình và bình dân. Tuy nhiên thanh khoản sẽ cải thiện, chất lượng sản phẩm bất động sản theo đó sẽ tốt hơn.
Cùng với đà phát triển và phục hồi kinh tế trên thế giới cũng như khu vực,phân khúc văn phòng cho thuê trong năm 2014 sẽ cải thiện đáng kể trong ngắn hạn do nhu cầu của khách thuê tăng lên.
Trở lại với thị trường BĐS năm 2013 vừa qua, theo ông thì các biện pháp của Chính phủ đã hỗ trợ được gì cho thị trường?
Ngay từ đầu năm 2013 Chính phủ đã ban hành rất nhiều chủ trương chính sách nhằm tháo gỡ các khó khăn đối với thị trường bất động sản. Trong đó có rất nhiều chính sách được nhà đầu tư quan tâm và kỳ vọng lớn như:
Nghị quyết 02/NQ-CP về một số giải pháp: khuyến khích các doanh nghiệp cá nhân tham gia phát triển nhà ở xã hội; có các chính sách khuyến khích, hoặc một số các biện pháp ưu đãi về vốn lãi vay cho những người mua nhà ở thương mại có diện tích dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2; quy định rút ngắn thời gian thẩm định phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh cơ cấu dự án đang tồn kho; cho phép mở rộng đối tượng và điều kiện mua và sở hữu nhà của tổ chức, cá nhân nước ngoài...
Bộ Xây dựng cũng đã ban hành nhiều thông tư quan trọng như: Thông tư 02/2013/TT-BXD hướng dẫn việc chuyển đổi căn hộ thương mại sang nhà ở xã hội có hiệu trong vòng 1 năm (tháng 03/2013), Thông tư hướng dẫn gói hỗ trợ 30,000 tỷ đồng cho vay với lãi suất 6%/năm và thời hạn vay trong 10 năm vào tháng 06/2013 và đến tháng 10/2013 Bộ Xây dựng tiếp tục ban hành thêm Thông tư số 18/2013/TT-BXD nhằm nới lỏng điều kiện cho vay, cũng như mở rộng hơn đối tượng được vay vốn từ gói hỗ trợ 30,000 tỷ đồng nhằm thúc đẩy nhanh tốc độ giải ngân gói hỗ trợ này.
Và nhiều chính sách hỗ trợ khác như: Từ ngày 01/07/2013 đến 30/06/2014 giảm 50% VAT đối với việc những khách hàng thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu/m2; Công ty Quản lý nợ xấu đã được thành lập từ đầu tháng 7/2013 và đã bắt đầu mua món nợ xấu đầu tiên của Agribank vào ngày 01/10/2013...
Tuy nhiên, trong quá trình thực thi chính sách còn gặp nhiều vướng mắc như các thông tư hướng dẫn ban hành chậm gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội...; gói hỗ trợ 30,000 tỷ không phát huy hết được hiệu quả, tính đến 30/11/2013 mới chỉ giải ngân được 1.56% giá trị, rất ít đối tượng được nhận hỗ trợ và rất thấp so với mục tiêu 10-15 ngàn tỷ dự định giải ngân trong năm 2013 do thống đốc NHNN đặt ra.
Công ty VAMC xử lý nợ xấu đến tháng 07/2013 mới thành lập nên cũng chưa giải quyết sớm được vấn đề nợ xấu, nợ xấu trong 9 tháng đầu năm vẫn tăng lên làm cho vấn đề tiếp cận vốn của các công ty bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn và nhiều dự án bị trì hoãn, chậm tiến độ do thiếu vốn.
Tóm lại, các biện pháp của Chính phủ mặc dù tốt về mặt định hướng nhưng việc triển khai và tác động đến thị trường chưa mang lại hiệu quả cao như mong đợi.
Cho đến nay thì những chuyển biến đáng ghi nhận đối với thị trường BĐS là gì, thưa ông?
Những chuyển biến đáng ghi nhận của thị trường bất động sản trong năm 2013 là tổng tồn kho có dấu hiệu giảm đáng kể. Tính đến hết tháng 11/2013 tồn kho bất động sản còn 96,805 tỷ đồng, giảm 25% so với cuối quý 1.
Nguồn cung dự án đang được quản lý chặt chẽ, mặt bằng giá nhà từ sau quý 3 đã bắt đầu có dấu hiệu ổn định và khối lượng giao dịch cũng đã cải thiện đáng kể. Càng về cuối năm sức cầu thị trường ở phần khúc nhà từ trung cấp trở xuống càng tăng dần.
Khách hàng được tôn trọng, có nhiều sự lựa chọn và hưởng nhiều lợi ích ưu đãi khi mua nhà. Các chủ đầu tư bất động sản đã phải tập trung và lựa chọn chiến lược đầu tư một cách nghiêm túc để đưa ra những sản phẩm chất lượng, đúng tiến độ và hướng đến nhu cầu thật của thị trường. Chính điều này đang giúp thu hẹp chênh lệch giữa cung cầu của thị trường.
Quá trình tái cơ cấu mạnh mẽ giúp thị trường sàng lọc các nhân tố yếu kém, có những cải cách về chính sách và hệ thống văn bản luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản chính điều này tạo nên sức hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài, dòng vốn ngoại đổ vào thị trường đang tăng nhanh, đặc biệt là nguồn vốn FDI.Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc rất quan tâm tìm kiếm cơ hội M&A trên thị trường hiện nayHàng loạt các thương vụ tái cấu trúc, mua bán sáp nhập với giá trị lớn đã diễn ra từ đầu năm như: Quỹ EXS Capital của Nhật đầu tư 37 triệu USD vào Sơn Kim Land, Lotte hotels & Resort (Hàn Quốc) mua khách sạn Legend Saigon giá 62 triệu USD, Vingroup chuyển nhượng Vincom Centre A cho Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD)...
Xin cám ơn ông!

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Đà Nẵng điều chỉnh, thẩm định một số đồ án kiến trúc quy hoạch bất động sản

Ngày 10-1, UBND TP Đà Nẵng tổ chức cuộc họp nghe báo cáo một số đồ án kiến trúc, quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, đầu tư xây dựng công trình bất động sản trên địa bàn TP và công tác chọn điểm quy hoạch năm 2014. Chủ tịch UBND TP Văn Hữu Chiến chủ trì. Đồng chí Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP dự và chỉ đạo công tác quy hoạch.
Khối căn hộ Azura 34 tầng thuộc dự án Trung tâm Thương mại Capital Square đã hoàn thành.

Một trong những dự án (DA) thu hút sự chú ý của nhiều người dân đó là quy hoạch phát triển Làng Vân. Theo Viện Quy hoạch và Chủ đầu tư Vinpearl báo cáo, DA Khu du lịch nghỉ dưỡng tổng hợp cao cấp Làng Vân được thiết kế bởi tập đoàn nổi tiếng W.A.T.G (Hoa Kỳ) với tổng diện tích 1.365,6ha tại P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu.
Trong đó: 210ha diện tích đất giao quyền sử dụng đất được xây dựng hệ thống biệt thự nghỉ dưỡng; 159ha đất cho thuê được xây dựng các hạng mục resort (24,9ha), khu khách sạn (21,8ha), căn hộ (1,5ha), công viên chuyên đề (78ha), đất thương mại (12,8ha), khu dịch vụ (7,8ha), còn lại trạm cáp treo, khu spa, CLB du thuyền, khu hồ nước nhân tạo, cảnh quan...; diện tích đất TP giao quản lý 999,6ha (bao gồm 500ha mặt nước) được thiết kế các hạng mục đất cây xanh, giao thông, bãi cát, phần còn lại giữ nguyên đất rừng...
Mật độ xây dựng toàn bộ DA là 10,6%. Ngoài ra, chủ đầu tư xin TP giao luôn cho chủ đầu tư bất động sản quản lý diện tích cây xanh cảnh quan, mặt nước nhân tạo, giao thông, bãi cát có mặt bằng xây dựng thuận lợi khoảng 58,3ha. Sau khi nghe báo cáo phương án thiết kế của Viện Quy hoạch và chủ đầu tư, lãnh đạo TP thống nhất phương án, lưu ý đến việc quản lý diện tích đất rừng.
Một DA khác nằm ở vị trí vô cùng đắc địa với 4 mặt tiền đường Ngô Quyền - Nguyễn Công Trứ- Trần Hưng Đạo và đường gom cầu Sông Hàn, đó là DA Trung tâm Thương mại Capital Square có diện tích 86.485m2 của chủ đầu tư VinaCapital.
Theo quy hoạch được phê duyệt năm 2012 của TP Capital Square 1 có 6 khối căn hộ, 1 khối khách sạn, có chiều cao từ 27 đến 32 tầng, mật độ xây dựng 45%. Hiện nay chủ đầu tư đã xây 1 khối căn hộ Azura 34 tầng trên diện tích 4.391m2.
Sau khi Tập đoàn Vingroup ký kết hợp tác với Tập đoàn VinaCapital để đầu tư vào phần đất còn lại 20.707m2 vì vậy, chủ đầu tư đề nghị xây dựng 1 khối trung tâm thương mại 7 tầng + 2 tầng hầm theo kiến trúc kiểu tòa nhà Vincom Eden A tại TP Hồ Chí Minh và 1 khối căn hộ để bán và cho thuê cao 32 tầng + 2 tầng hầm.
Mật độ xây dựng 50%. Dựa trên đề xuất của chủ đầu tư bất động sản, Viện Quy hoạch và Sở Xây dựng, lãnh đạo TP thống nhất chủ trương và yêu cầu chủ đầu tư nhanh chóng triển khai dự án và có cam kết hoàn thành.
Xuất phát từ tình hình thực tế hiện trạng các lô đất bỏ trống tại các vị trí có giá trị lớn, Sở Xây dựng đề xuất điều chỉnh mục đích sử dụng đất đối với 23 khu đất hỗn hợp – thương mại dịch vụ thành đất ở.
Cụ thể, hàng loạt lô đất trên đường Nguyễn Văn Linh nối dài và đường Võ Văn Kiệt; lô đất thuộc KDC số 5 Nguyễn Tri Phương; lô đất góc Đông Nam đường Nguyễn Nguyễn Hữu Thọ - đường 30 Tháng 4; Khu đất A1.14 tại Khu C Nam cầu Cẩm Lệ; 2 lô góc đường Chương Dương và đường Phan Hành Sơn, KDC Nam cầu Trần Thị Lý...
Sau khi nghe đề xuất của Sở Xây dựng cũng như ý kiến của các quận, huyện, ban ngành có liên quan, lãnh đạo TP đồng ý đề xuất của Sở Xây dựng đồng thời lưu ý chuyển mục đích sử dụng đất nhưng phải làm theo quy hoạch đã được phê duyệt, giao trung tâm phát triển quỹ đất lập thủ tục tiến hành đấu giá các khu đất trên.
Đối với DA mở rộng Bệnh viện Phụ sản – Nhi lên 1.200 giường bệnh, Sở Y tế đề nghị mở rộng thêm 5,8ha về phía tây với kinh phí đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng, nguồn vốn này được T.Ư cấp. Theo Chủ tịch UBND TP Văn Hữu Chiến, việc mở rộng Bệnh viện Phụ sản - Nhi là điều kiện cần thiết và cấp bách, tuy nhiên không thể mở rộng phía tây vì đây là khu vực dân cư đông đúc, ổn định nên không thể di dời giải tỏa mà chỉ đồng ý cho phép mở rộng tại chỗ vì khuôn viên bệnh viện đang có diện tích đất trống lớn.
Làng Vân nơi quy hoạch DA Khu du lịch nghỉ dưỡng tổng hợp cao cấp Làng Vân.
Ngoài ra, lãnh đạo TP cũng đồng ý một số phương án như giao chủ đầu tư Cty Địa Cầu bỏ kinh phí để giải tỏa đền bù triển khai sớm dải cây xanh cách ly 50, diện tích 94,5ha của đường Hoàng Văn Thái nối dài đi Bà Nà; Phương án nối thông đường vào mỏ đá Hòa Nhơn với đường Lê Trọng Tấn; mở rộng DA trượt thác tại thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, Hòa Vang của Cty Du lịch Hòa Phú Thành; điều chỉnh quy hoạch DA Khu TĐC Hòa Liên 4; Khu TĐC Hòa Phát 2, 3, 4.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp quy hoạch bất động sản, đồng chí Trần Thọ nghiêm khắc phê bình Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ, quận Thanh Khê vì không đi tham dự cuộc họp quy hoạch. Theo đồng chí Trần Thọ, họp quy hoạch là một cuộc họp quan trọng liên quan đến đời sống dân sinh tại các địa bàn nhưng Chủ tịch quận không đi hoặc cử người không đúng chức năng nhiệm vụ đi không thể giải quyết được vấn đề.
Đồng chí Bí thư lưu ý, khi duyệt quy hoạch cho các nhà đầu tư bất động sản phải có cam kết, các đồ án quy hoạch đã được lãnh đạo TP phê duyệt thì phải đưa vào kế hoạch để đầu tư. Liên quan đến công tác chọn địa điểm, đồng chí Trần Thọ yêu cầu Sở Xây dựng và Viện Quy hoạch trước khi đưa ra họp công khai thì phải nắm được bao nhiêu đơn vị xin địa điểm để đầu tư, từ đó có cơ sở để đấu giá công khai đảm bảo công băng và khách quan...

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Muôn mặt đại gia Việt gỡ...khó: Giá như ai cũng “đốt tiền” như chị Liễu

Anna Nguyễn. Có lẽ, cái tên này chưa đủ ép phê như Bà Tưng để bạn phải xuýt xoa hay “nóng trong người”. Nhưng đó là “nghệ danh”, kiểu “Lý Nhã Kỳ” của đại gia “Liễu Hà Tĩnh”, một người không có một xu cổ phiếu nhưng rất rõ ràng, là đại gia bất động sản nổi nhất trong giới... showbiz.


Một ngôi sao mới trên bầu trời... V-Biz
 
Đám cưới con trai mời ngàn khách, hơn chục tỉ, với sự xuất hiện của dàn siêu xe từ Lambroghini xứ Ý cho đến Đàm Vĩnh Hưng "sản xuất" tại Việt Nam, từ Ferrari “wedding” cho đến ca sĩ đồng quê xứ Mỹ- Phi Nhung...
Nhà ngàn mét vuông. Siêu xe 40 tỉ. Nhà 137 tỉ... Đội gần cả kilôgam vàng trên đầu trong một cái vòng được gọi là vương miện.
 
Rồi “thích là nhích”, chị đập bỏ ngôi nhà 137 tỉ ở thủ đô vì... không thích nhà cũ. Rồi chị chi 3,5 triệu USD để làm... phim. Rồi ăn mặc gợi cảm, chụp hình “lên mạng”, bá cổ cậu em Đàm Vĩnh Hưng, khoác vai “cái duyên” Lý Nhã Kỳ...
 
Và, vào tối hôm 14.12 vừa rồi, khi nữ đại gia Hà Tĩnh, khoác trên người bộ váy đỏ lấp lánh, khoe vai trần gợi cảm trong một event giới thiệu dự án điện ảnh - thời trang “'Deepinside” tại TPHCM, dư luận đóng cho nữ đại gia phố núi một cái “triện gió”, xác nhận: Một ngôi sao mới trên bầu trời... V-Biz.
 
Con đường bước vào showbiz của chị Liễu đúng là trải bằng tiền. Và con đường đó đang chứng minh lời Rockefeller rằng “Cái gì không mua được bằng tiền có thể mua được bằng rất nhiều tiền”.
 
Và chị “đốt” tiền hoành tráng đến mức, đôi khi người ta tự hỏi trong những thú vui tao nhã của nhà giàu có thú... “đốt” tiền. Hoặc tệ hơn, người ta bỗng tưởng nhớ đến con giai công tử Bạc Liêu, đang hành nghề... bảo vệ ở nơi mà ngày xưa là dinh cơ lẫy lừng của cha mình.
 
Ở đời, giàu đôi khi cũng là một cái tội. Nhớ hồi, sau đám cưới khủng cho con trai, phóng viên một tờ báo đã tìm về tận Hà Tĩnh, gặp công an Hương Sơn, chỉ để giải đáp câu hỏi: “Chị ấy làm gì mà giàu thế”?
 
“Ông" công an trả lời: “Gia đình chị ấy luôn đóng góp đầy đủ những gì địa phương yêu cầu. Và là người luôn đi đầu trong việc đóng góp các khoản cho địa phương. Gia đình chị ấy cũng không có ai vi phạm pháp luật gì cả. Còn chị ấy giàu là do buôn bán gì đó. Vì thời gian chị ấy ở nhà rất ít nên chính quyền cũng không biết rõ chị ấy làm gì, buôn bán gì mà giàu như vậy cả. Chỉ thỉnh thoảng chị ấy mới lên xin giấy tờ để thay đổi hộ chiếu để đi nước ngoài thôi”.
 
“Ông" công an còn cho biết thêm là “đang quan tâm, theo sát”.
 
Đến giờ, cũng chẳng ai biết chị Liễu làm gì mà giàu thế.
 
Giá đâu cũng có “ngôi sao đốt tiền”
 
Trong một lần hiếm hoi “trải lòng” với truyền thông, người ta chỉ biết chị với những cái gạch đầu dòng thế này:
Tự kiếm tiền từ năm 11 tuổi - Chứng tỏ “chí trai”.
 
16 tuổi vào Sài Gòn học cắt may để rồi “vẫn tự thiết kế trang phục cho mình”.
 
25 tuổi máu đi buôn trỗi dậy, bắt đầu sang Lào mua hàng về bán với vốn liếng dận lưng là 500.000 kip (khoảng 7,5 triệu đồng). “thấy có duyên và may mắn”.
 
Năm 1995, sang Thái Lan “chơi” bất động sản. Rồi từ Thái sang Mã Lai, sang Sing.
 
Rồi từ bất động sản, nhảy sang buôn quần áo Trung Quốc sang Áo, Đức, Tiệp. Rồi máy móc second hand ngược về Thái. Thậm chí, buôn gạo từ Thái sang Nigieria...
 
Từng “đi làm từ 5h sáng đến 8h tối, đi 20km chỉ để kiếm được 100.000 đồng”. Từng dạy con “sống với bạn phải chân thành, nếu bạn cần trợ giúp, con có một đồng trong túi cũng phải móc hết ra giúp bạn, để sau lúc con cần sẽ có người hết lòng với mình”, rằng “Tiền chưa làm ra, chưa được sống phung phí, hoành tráng và cũng không được sai việc người ở”.
 
Và vì đi lại nhiều, thay đổi múi giờ nhiều, chị bị chứng mất ngủ dù chưa phải dùng thuốc ngủ Hải Dương stilnox.
Không. Chị Liễu không dùng showbiz để PR cho việc làm ăn của mình. Anna Nguyễn mà có người đã đánh giá “với gương mặt được chỉnh sửa đúng mốt Vline, thân hình photoshop gọn gàng như người mẫu 9X” bước vào showbiz, dù đó là chốn tiêu sản còn nhanh hơn... bất động sản, có vẻ giống hơn với việc đi thẩm mỹ viện, giống với việc muốn được người khác khen là đẹp, một cái thú rất phụ nữ chẳng hạn.
 
Tất nhiên, người mẫu hay ngôi sao showbiz 44 tuổi nhận không ít những lời dè bỉu của dư luận, đại loại “Cái gì mua được bằng tiền đều là rẻ”. Nhưng sao phải, nói như dân mạng là GATO (ghen ăn tức ở) khi còn có một sự thật hay ho hơn nhiều: Chị làm ăn gì đó ở nước ngoài, và đem tiền về Việt Nam... “đốt”.
 
Không ít đâu nhé, những người được hưởng lợi từ việc đốt tiền của chị. Vì tiền là vốn, là công văn việc làm, và là cả ngoại tệ cho một quốc gia dự trữ chưa nhiều. Giá như mỗi một trong số gần 11 ngàn xã phường ở khắp đất nước này đều có một “ngôi sao đốt tiền” như chị Liễu, thì...

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Quyền sở hữu bất động sản ngày càng cạnh tranh gay gắt

Thị trường bất động sản hiện đang tồn tại một số tranh chấp. Trong đó, tranh chấp về cách tính diện tích căn hộ đã xảy ra ở nhiều nơi. 

Ví dụ điển hình là mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và người mua nhà tại dự án chung cư Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường. Nguyên nhân, do Luật Nhà ở quy định các phần diện tích khung, cột, tường... nằm trong diện tích sở hữu chung nên sẽ không được tính vào diện tích căn hộ.

Luật Nhà ở quy định các phần diện tích khung, cột, tường... nằm trong diện tích sở hữu chung nên sẽ không được tính vào diện tích căn hộ.


Song trên thực tế, nếu tính diện tích sàn căn hộ từ tim tường bao, thì nhiều chủ đầu tư vẫn tính các phần diện tích khung, cột, tường vào diện tích căn hộ cho khách hàng. Ngoài ra, câu chuyện quản lý chung cư, trong đó có phí quản lý luôn là ngòi nổ để nảy sinh tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư. Sau thời gian dài kiện cáo, với sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng, mới đây tranh chấp về phí dịch vụ tại chung cư cao cấp Golden Westlake tạm thời được giải quyết. Nhiều khu chung cư đi vào hoạt động đã lâu như The Manor, Keangnam... thì tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân vẫn đang xảy ra.
Một loại hình được dự báo sẽ xuất hiện nhiều trong thời gian tới là tranh chấp về vốn giữa người mua nhà và chủ đầu tư. Nhiều chủ đầu tư huy động cả trăm tỷ đồng vào dự án bất động sản, song lại đem số tiền đó đi đầu tư vào dự án khác. Điều này khiến vòng quay vốn bị tắc, nhiều chủ đầu tư không thể hoàn thành được hợp đồng với người mua nhà. Nguyên nhân của thực trạng này là gì? Luật sư Vũ Mạnh Hùng - Văn phòng luật sư Phạm Hồng Hải và cộng sự phân tích, nguyên nhân do chủ đầu tư lách luật trong huy động vốn, còn người mua cũng lách luật để trốn thuế. 
Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới những vụ kiện cáo giữa khách hàng với các chủ đầu tư, thậm chí giám đốc của một số dự án đã bị bắt do có dấu hiệu lừa đảo. Ở nhiều dự án, khách hàng đã nộp từ 30 - 70% giá trị căn hộ đang không biết bấu víu vào đâu khi không thể liên lạc được với chủ đầu tư. Chậm giao nhà, nhiều chủ đầu tư cũng đối mặt với việc khách hàng kiện ra tòa như trường hợp của Quốc Cường Gia Lai. Tuy nhiên, tình trạng này xuất hiện ở thị trường Hà Nội nhiều hơn thị trường phía Nam.

Giải thích về điều này, GS. Đặng Hùng Võ - chuyên gia thị trường bất động sản cho rằng: Tranh chấp vốn xảy ra nhiều ở miền Bắc là do đa phần các dự án đều có 70% vốn huy động từ khách hàng. Trong khi đó, ở phía Nam hoạt động theo thị trường nhiều hơn, phương thức huy động vốn minh bạch hơn, với lượng vốn tự có của họ thường chiếm 70% tổng vốn xây dựng công trình. Hơn nữa, chủ đầu tư phía Nam thường vay ngân hàng nên có sức ép phải nhanh chóng hoàn thành đúng tiến độ. Vì vậy, chủ đầu tư miền Bắc thường hay chậm bàn giao nhà ở, chây ì hoàn thành...
Để giải quyết phần nào những tồn tại này, Bộ Xây dựng đưa ra giải pháp xây dựng quỹ bảo hiểm cho người mua nhà, nhưng theo ý kiến của các chuyên gia, giải pháp này cũng khó khả thi. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng khiếu kiện phát sinh liên quan đến lĩnh vực bất động sản vẫn là một thời gian dài thị trường bất động sản của nước ta hoạt động thiếu minh bạch, lợi ích nhóm chi phối thị trường. Do đó, muốn giải quyết tận gốc tình trạng này thì trước hết phải minh bạch các thông tin liên quan đến thị trường bất động sản như công khai các bản đồ quy hoạch, công khai dự án, tiến độ xây dựng.

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Hi vọng nào cho nhà ở xã hội Hà Nội

Hà Nội hiện có khoảng 45 dự án bất động sản phát triển nhà ở xã hội, trong đó có 18 dự án đã hoàn thành năm 2013; 10 dự án dự kiến hoàn thành giai đoạn 2014- 2015 và 17 dự án hoàn thành giai đoạn 2015-2020.

Năm 2015 thành phố có hơn 56.000 căn nhà thu nhập thấp và nhà cho sinh viên thuê


Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội về tình hình dự án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn, dự kiến đến năm 2015 thành phố có hơn 56.000 căn nhà thu nhập thấp và nhà cho sinh viên thuê; đến 2020 sẽ có 162.000 căn.
Hà Nội đánh giá kế hoạch phát triển nhà xã hội đến 2015 dự kiến chỉ có thể đạt khoảng 60% mục tiêu do nhiều chủ đầu tư không thể thực hiện dự án mặc dù đã được thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư. Đơn cử trong số đó phải kể đến dự án Bắc An Khánh của Tổng công ty Vinaconex và Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội với hơn 5.000 căn. Dự án Thanh Lâm Đại Thịnh (Mê Linh) của Tổng Công ty Phát triển nhà và đô thị Hà Nội khoảng 1.500 căn. Dự án khu nhà thu nhập thấp ở Đông Anh của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội khoảng 1.500 căn.
Ngoài ra, Hà Nội cho biết, nhà cho sinh viên bị thiếu nguồn vốn đầu tư, nhà cho công nhân và xã hội cho thuê, thuê mua không có nhà đầu tư đăng ký thực hiện.
Theo UBND thành phố, nhiều chủ đầu tư còn gặp khó khăn trong sử dụng vốn vay để đầu tư xây dựng mới và mua nhà xã hội theo Nghị quyết 02. Theo báo cáo, tính đến hết tháng 11/2013, ngân hàng đã cho vay 350 khách hàng, trong đó có 3 doanh nghiệp với hạn mức cho vay là 469,8 tỷ đồng. Trong đó, nhà xã hội vay gần 392 tỷ, nhà thương mại khoảng 77,9 tỷ đồng. Thực tế giải ngân đạt hơn 235 tỷ, trong đó có hơn 201 tỷ dành cho nhà xã hội.
Hà Nội kiến nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng tìm kiếm nguồn vốn dài hạn để xây dựng quỹ nhà xã hội cho thuê, đồng thời tiếp tục cho phép chuyển đổi các dự án nhà thương mại sang nhà xã hội, tháo gỡ khó khăn cho chủ đầu tư.
Thành phố yêu cầu chính quyền địa phương kiểm sóa tiến độ, tăng cường theo dõi, đôn đốc chủ đầu bất động sản tư thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện dự án. Các dự án đủ điều kiện triển khai và thông tin liên quan đến chủ đầu tư dự án phải công khai để người dân có thông tin lựa chọn mua nhà. Trường hợp dự án đã được giao đất triển khai nhưng không sử dụng trong 12 tháng hoặc chậm triển khai sẽ bị thu hồi và tiến hành phân loại dự án tiếp tục triển khai, dự án dừng triển khai.