Sáng 27/5, các dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại tổ. Đa số các đại biểu đều cho rằng Luật nhà ở (sửa đổi) lần này cần tập trung chính vào vấn để giải quyết nhà ở, không nên ôm đồm quá nhiều các vấn đề khác
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng Hiến pháp quy định mọi người có quyền có nhà ở, đó là một sự tiến bộ. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam, vị đại biểu này cho rằng nhà nước cần tập trung chính sách để mọi người có chỗ ở chứ không phải sở hữu nhà ở.
Ông Lịch cho rằng, khi có sự thống nhất về quan điểm thì vấn đề nhà ở xã hội phải có sự tính toán khác.
“Không thể có trường hợp có người lương không đủ sống mà cứ phải đi mua nhà. Các tổ chức tín dụng thì huy động vốn trong 3 – 6 tháng nhưng lại nói cho vay tới 15 năm. Đó là sự vô lý”, đại biểu Trần Du Lịch nhận xét.
Nhà nước cần tạo điều kiện để cho ra quỹ nhà ở xã hội cho thuê giá rẻ với các đối tượng là chính, không cần khuyến khích sở hữu nhà ở.
Ông Lịch cho rằng, khi có sự thống nhất về quan điểm thì vấn đề nhà ở xã hội phải có sự tính toán khác.
“Không thể có trường hợp có người lương không đủ sống mà cứ phải đi mua nhà. Các tổ chức tín dụng thì huy động vốn trong 3 – 6 tháng nhưng lại nói cho vay tới 15 năm. Đó là sự vô lý”, đại biểu Trần Du Lịch nhận xét.
Nhà nước cần tạo điều kiện để cho ra quỹ nhà ở xã hội cho thuê giá rẻ với các đối tượng là chính, không cần khuyến khích sở hữu nhà ở.
Đại biểu Trần Du Lịch cũng kiến nghị trách nhiệm phát triển nhà ở thuộc về chính quyền địa phương. Vì vậy, cần phải quy định quỹ nhà ở cho địa phương một cách hợp lý.
Đối với Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng không thể đầu tư theo kiểu nhà đầu tư tư nhân lấy đất nông nghiệp làm hạ tầng, nhờ nhà nước làm đường rồi nâng giá để bán. Đó là sai lầm về phương diện đầu tư. Đây là sự bất công ghê gớm.
“Đất đô thị là con gà đẻ trứng vàng nhưng trứng này không vào ngân sách mà lại vào túi ai đó. Luật này phải điều chỉnh thế nào?”, đại biểu Trần Du Lịch băn khoăn đặt câu hỏi.
Bên cạnh đó, Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi cần có sự liên thông với 3 thị trường, thị trường chuyển nhượng, thị trường cho thuê, thị trường thế chấp. Ba thị trường này liên thông với nhau. Luật kinh doanh bất động sản hiện thời chưa làm rõ thì luật sửa đổi lần này phải làm rõ.
Hiện nay lỗ hổng rất lớn, tất cả tiền của người dân huy động để mua một căn hộ. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, việc góp vốn như thế nào thì chưa do người dân tự thỏa thuận.
“Tiền đó phải gửi tại một ngân hàng và có quy định ngân hàng chỉ được chuyển tiền thanh toán cho công trình đó. Nếu anh chuyển cho công trình khác thì là lạm dụng sự tín nhiệm, vi phạm tài sản của công dân, vi phạm luật hình sự”, ông Trần Du Lịch đề xuất.
Vị đại biểu này cũng kể một ví dụ hài hước có một nhà kinh doanh bất động sản đã tâm sự nếu luật quy định chặt chẽ thì doanh nghiệp cũng không thể đem tiền đó đầu tư vào những lĩnh vực khác và dẫn tới việc làm ăn thua lỗ, phá sản.
“Lỗ hổng của luật làm cho lòng tham của người kinh doanh nổi lên”, ông Trần Du Lịch nói.
Hiện nay, nhà nước quản lý không đúng cách. Nhà nước phải quản lý được các doanh nghiệp dùng tiền của người dân đóng góp vào công việc gì.
Đối với Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng không thể đầu tư theo kiểu nhà đầu tư tư nhân lấy đất nông nghiệp làm hạ tầng, nhờ nhà nước làm đường rồi nâng giá để bán. Đó là sai lầm về phương diện đầu tư. Đây là sự bất công ghê gớm.
“Đất đô thị là con gà đẻ trứng vàng nhưng trứng này không vào ngân sách mà lại vào túi ai đó. Luật này phải điều chỉnh thế nào?”, đại biểu Trần Du Lịch băn khoăn đặt câu hỏi.
Bên cạnh đó, Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi cần có sự liên thông với 3 thị trường, thị trường chuyển nhượng, thị trường cho thuê, thị trường thế chấp. Ba thị trường này liên thông với nhau. Luật kinh doanh bất động sản hiện thời chưa làm rõ thì luật sửa đổi lần này phải làm rõ.
Hiện nay lỗ hổng rất lớn, tất cả tiền của người dân huy động để mua một căn hộ. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, việc góp vốn như thế nào thì chưa do người dân tự thỏa thuận.
“Tiền đó phải gửi tại một ngân hàng và có quy định ngân hàng chỉ được chuyển tiền thanh toán cho công trình đó. Nếu anh chuyển cho công trình khác thì là lạm dụng sự tín nhiệm, vi phạm tài sản của công dân, vi phạm luật hình sự”, ông Trần Du Lịch đề xuất.
Vị đại biểu này cũng kể một ví dụ hài hước có một nhà kinh doanh bất động sản đã tâm sự nếu luật quy định chặt chẽ thì doanh nghiệp cũng không thể đem tiền đó đầu tư vào những lĩnh vực khác và dẫn tới việc làm ăn thua lỗ, phá sản.
“Lỗ hổng của luật làm cho lòng tham của người kinh doanh nổi lên”, ông Trần Du Lịch nói.
Hiện nay, nhà nước quản lý không đúng cách. Nhà nước phải quản lý được các doanh nghiệp dùng tiền của người dân đóng góp vào công việc gì.
Cũng đồng tình với quan điểm này, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) cho rằng luật vẫn chưa có chế định về kinh doanh bất động sản.
Huy động vốn của khách hàng hơn 100 tỷ đồng rồi dùng vào việc khác, TGĐ dự án B5 Cầu Diễn đã bị Cơ quan CSĐT C46 Bộ Công an ra lệnh bắt khẩn cấp
“Các doanh nghiệp nhận tiền hàng trăm tỷ đồng tiền của khách rồi cả mấy năm nhà không xây, tiền đó nằm ở ở đâu, có phải chiếm đoạt tài sản người khác không? Phải làm rõ”, đại biểu Đỗ Văn Đương đặt câu hỏi.
Ông Đương cho rằng cần có cơ chế để quản lý chặt chẽ tiền đầu tư xây dựng bất động sản, như các chuyên gia nói là phải cơ chế tay ba: doanh nghiệp - khách hàng - ngân hàng để biết tiền đó đi đâu.
Ngoài ra, hàng loạt vấn đề như cách tính diện tích của căn hộ chung cư, vấn đề bảo trì tòa nhà chung cư, diện tích sở hữu chung, sở hữu riêng ở tòa nhà chung cư.. cần phải được giải quyết trong luật này.
Đối với Luật nhà ở sửa đổi, đại biểu Võ Thị Dung cho rằng không nên đặt vấn đề sở hữu vĩnh viễn mà thay vào đó là sở hữu có thời hạn có thể là một đời người hoặc 90-100 năm.
Việc này sẽ tạo động lực cho xã hội phát triển. “Đời mình có một cái nhà thì hết đời mình con cái phải tính tới chuyện tạo lập chứ không chỉ chủ quan chờ đợi cha truyền con nối”.
Vì vậy, đại biểu này đề xuất hiện nay phải hướng đến quyền sở hữu có thời hạn chứ không phải sở hữu vĩnh viễn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét