Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

ĐH Kiến trúc Hà Nội "lượm" hết giải Loa Thành

cho thue van phong quan 1-Sáng nay, 30/11 tại Văn Miếu tại Quốc Tử Giám đã diễn ra lễ kỷ niệm 25 năm giải thưởng Loa Thành và lễ trao giải 2013. 3 giải Nhất đều thuộc về các đồ án của sinh viên trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.

Năm 2013, cuộc thi đã thu hút 135 đồ án tham gia dự thi tới từ 19 trường thuộc khối kiến trúc và xây dựng trong cả nước. Kết quả, ban tổ chức (BTC) đã trao 33 giải chính thức bao gồm 3 giải Nhất, 12 giải Nhì và 18 giải Ba đã được trao cho các tác giả, nhóm tác giả có đồ án xuất sắc.

Trong đó, đồng giải Nhất đó là đồ án “Tái sinh lòng đất mỏ than đá Dĩ An, Bình Dương” của Nguyễn Khắc Phúc; đồ án “HUD Tower Hà Nội” của Phan Văn Ưng và đồ án “Quy hoạch và thiết kế hệ thống thoát nước thị trấn Chúc Sơn – Thành phố Hà Nội” của Nguyễn Thanh Thư. Đây đều là những sinh viên của ĐH Kiến trúc Hà Nội.

Các tác giả có đồ án đạt giải Nhất, Nhì và Ba 
Cho thuê văn phòng quận 1 được biết giải thưởng này ra đời từ năm 1988 với sáng kiến của Tổng hội xây dựng Việt Nam. Đây là sân chơi lớn được tổ chức hàng năm nhằm tuyển chọn và tôn vinh những đề án tốt nghiệp xuất sắc cho sinh viên ngành kiến trúc – quy hoạch và xây dựng trong toàn quốc.

Phát biểu tại buổi lễ, KTS Nguyễn Tấn Vạn – Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Loa Thành 2013 khẳng định: “Giải thưởng Loa Thành đã góp phần phát hiện tài năng, khuyến khích lòng say mê nghề nghiệp của các kiến trúc sư, kỹ sư trẻ, là tấm vé sang trọng, danh giá, là hành trang đầu tiên để các em tiếp tục trên con đường nghiên cứu, học tập và hành nghề đầy hấp dẫn và cũng đầy khó khăn thử thách”. Giải thưởng Loa Thành 2013 cũng tôn vinh những người thầy, những đơn vị đào tạo trong việc dìu dắt, bồi dưỡng, giúp đỡ sinh viên thực hiện đề án tham gia sân chơi bổ ích, thiết thực này.

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Một thời kiến trúc Hà Nội

Cho thue van phong quan 1-Năm 1956, được sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô, bước đầu các kiến trúc sư Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra một sơ phác "Quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội". 
Mặc dù quy hoạch mới chỉ ở dạng sơ đồ, song phương án này đã có một số điểm đáng chú ý và được triển lãm để lấy ý kiến người dân vào năm 1960. Tuy không trở thành hiện thực nhưng những điểm hay trong đó được sử dụng để tham khảo cho quy hoạch tổng thể Thủ đô sau này.
Khách sạn Daewoo là một trong những công trình kiến trúc được xây dựng vào  những năm 90 của thế kỷ trước.  Ảnh: Khánh Nguyên
Khách sạn Daewoo là một trong những công trình kiến trúc được xây dựng vào những năm 90 của thế kỷ trước.

Đầu năm 1965, không quân Mỹ bắt đầu đánh phá miền Bắc và năm 1966, bom Mỹ đã ném xuống Hà Nội, thế nhưng những công trình vẫn mọc lên. Phần lớn trong số đó do các nước xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô viện trợ, giúp đỡ thiết kế và xây dựng. Phần còn lại do các kiến trúc sư thế hệ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đảm nhiệm và sau đó là lớp kiến trúc sư được đào tạo ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên tầm nhìn của họ còn hạn chế, có lúc rơi vào quan điểm sản xuất nhỏ, lại có lúc tưởng có thể áp dụng nguyên xi kinh nghiệm của những nước khác, chưa thấy được kiến trúc thành phố phải có những đặc điểm phù hợp với tình trạng một nước đang phát triển. Trong lĩnh vực kiến trúc nhà công cộng, nét đặc trưng nhất thời kỳ này là sự ra đời những công trình hành chính, trụ sở cơ quan và những trường học lớn để đáp ứng yêu cầu bức thiết của xã hội. Các trụ sở: Bộ Xây dựng, khu liên cơ Vân Hồ, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thống kê, Bộ Công thương, Ủy ban Khoa học xã hội... đều cùng một phương pháp xây dựng (tường gạch, sàn panen) và phong cách đối xứng na ná như nhau. Mặt bằng, mặt đứng đều đơn điệu, gờ cửa sổ, lỗ thông gió có thể thấy ở đâu cũng có, rồi thêm vào những chi tiết kiến trúc như gờ ngang, sọc đứng... đánh dấu một chủ nghĩa kinh nghiệm sơ lược kết hợp với một phong cách nhiệt đới máy móc. Những công trình này không có cá tính, do vào thời điểm đó, nhiều kiến trúc sư cùng tham gia thiết kế và trình duyệt thì nhiều người góp ý sửa đổi.

Trường học là nhu cầu bức thiết cần phải đáp ứng ngay để có nơi đào tạo cán bộ. Từ nhu cầu đó đã dẫn đến một loạt trường được xây dựng theo một công thức chung. Trường Đại học Thương nghiệp, Đại học Nông lâm, Thủy lợi, Kinh tế - Kế hoạch... đều có bố cục là một khối nhà lớn ở giữa, hai khối nhà học hai bên hoặc một hội trường lớn ở giữa, hai nhà học hai bên. Lối kiến trúc đối xứng này tuy tôn được vẻ đồ sộ, to lớn, nhưng kềnh càng, không tiện dụng. Chúng toát lên quan niệm đơn giản của kiến trúc sư thiết kế về công năng phức tạp của các trường đại học. Trường đại học có các thành phần chức năng đáp ứng tương đối đầy đủ nhất yêu cầu về giảng dạy và nghiên cứu khoa học thời kỳ này là Đại học Bách khoa (Khởi công năm 1961, hoàn thành khoảng năm 1965, do Liên Xô thiết kế và viện trợ). Thời kỳ này, thành tựu đáng khích lệ thuộc về lĩnh vực kiến trúc nhà ở. Hà Nội đã đưa vào sử dụng một số khu nhà một tầng như: An Dương, Phúc Xá, Mai Hương, Đại La... và hai khu nhà ở hai tầng tại đường Bờ Sông. Đặc điểm của những khu nhà là thành phần công năng của căn hộ đơn giản, chỉ gồm một số dãy nhà chính, nhiều căn phòng xếp cạnh nhau, mỗi nhà chính có thể có dãy nhà phụ phía sau hoặc ở hai đầu hồi đặt bếp, vệ sinh. Những khu nhà này đã có tác dụng nhất định trong việc ổn định chỗ ở cho công nhân và nhân dân lao động. Theo số liệu thống kê, từ năm 1961 đến 1963, Hà Nội đã xây dựng được 9.700m2 nhà ở kiểu này. Dự kiến trong 5 năm, sẽ cố gắng xây dựng được khoảng 160.000m2 nhà ở để giải quyết được khoảng 1/6 khối lượng yêu cầu đề ra trên cơ sở dân số đô thị lúc đó. Tuy nhiên Mỹ ném bom miền Bắc nên kế hoạch dự kiến bị chậm lại.

Trong những năm 1960, Hà Nội xuất hiện một công trình thu hút mạnh mẽ sự hưởng ứng sáng tác của giới kiến trúc đó là trụ sở Quốc hội. Tuy đồ án được giao cho tập thể chuyên gia Trung Quốc chịu trách nhiệm chính, nhưng các kiến trúc sư Việt Nam đã cố gắng chủ động đề xuất ý kiến với ý thức nghề nghiệp cao, trong đó phải kể đến Quy hoạch chi tiết do KTS Ngô Huy Quỳnh, KTS Lê Văn Lân đảm nhận; về công trình là KTS Nguyễn Cao Luyện, KTS Tạ Mỹ Duật, KTS Trần Hữu Tiềm. Đó chính là những tác phẩm mở đầu cho các thiết kế nhà công cộng tiếp đó. Trong những năm 1970 và 1980 có hai công trình vô cùng quan trọng là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hồ Chí Minh. Cả hai công trình này đòi hỏi phải có giá trị kiến trúc vì không chỉ cho ngày hôm nay mà còn cho hàng trăm năm sau, và có rất nhiều kiến trúc sư Việt Nam tham gia.

Năm 1986, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, luồng gió mới tác động đến kiến trúc Hà Nội bắt đầu vào năm 1990 và đã tạo ra những thay đổi rõ nét. Số lượng công trình nhiều hơn, số tầng cao hơn, đánh dấu giai đoạn của nền kinh tế thị trường làm cho Hà Nội sinh động, hấp dẫn và tăng thêm tính hiện đại. Những cao ốc văn phòng và khách sạn do nước ngoài đầu tư như: Daewoo, Hilton, Nikko, Hanoi Tower, Sofitel Plaza... đã liên tiếp mọc lên. Bên cạnh những công trình do các kiến trúc sư nước ngoài thiết kế thì một số kiến trúc sư Việt Nam bắt đầu đặt được một chân vào các công trình lớn này. Phong cách của công trình và cá tính của kiến trúc sư đã rõ nét hơn, bắt đầu hình thành trào lưu và xu hướng. Xu hướng hiện đại cách tân, nhấn mạnh việc dùng kết cấu mới, vật liệu mới chủ yếu là kính, thép, bê tông và vật liệu trang trí. Xu hướng này nhấn mạnh đường thẳng, góc vuông, nhấn mạnh chất "trí tuệ" của ngôn ngữ kiến trúc. Có thể kể đến những công trình tiêu biểu như: Tòa nhà Bảo Việt, Hamatco (KTS Vũ Hoàng Hạc), Trung tâm Tin học - Viện Khoa học Việt Nam (KTS Tạ Xuân Vạn), Trung tâm Thông tin Thông tấn xã Việt Nam (KTS Đặng Thái Hoàng), Công ty Mitsubishi (KTS Nguyễn Hải), Trung tâm Hội nghị quốc tế Hà Nội (KTS Nguyễn Thúc Hoàng, Đặng Kim Khôi và cộng sự)... Trào lưu hiện đại này ngày một phát triển và tiến bộ hơn cùng với sự phát triển của kỹ thuật và vật liệu xây dựng mới. Nổi bật có công trình Nhà ga T1 - Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài (KTS Lương Anh Dũng) được đánh giá là một thành công lớn trong kiến trúc hiện đại. Năm 2000, "Tạp chí Kiến trúc" đã xếp hạng Nhà ga T1 là công trình thiết kế đẹp nhất trong năm. Tuy nhiên, công năng của nhà ga này lại không ổn, chỉ cần 2 chuyến máy bay về cùng lúc là ùn tắc.

Cho thuê văn phòng quận 1 được biết thì năm 1998, khu nhà 9 tầng đầu tiên được xây dựng ở Bắc Linh Đàm đã mở đầu cho thời kỳ mới - thời kỳ của khu đô thị với chung cư cao tầng. Các chung cư "đổi mới" như: Định Công, Linh Đàm, Trung Hòa - Nhân Chính, Làng quốc tế Thăng Long... là một bước tiến thực sự. Trước tiên là việc thiết kế các căn hộ có diện tích sử dụng gấp đôi, gấp ba so với trước, tức khoảng 70m2 tới 150m2 (cá biệt lên tới 180m2), bảo đảm cho các gia đình đủ chỗ sinh hoạt và do đó yêu cầu cơi nới mở rộng diện tích không còn được đặt ra. Thoát khỏi nguy cơ bị cơi nới là yếu tố quan trọng hàng đầu để kiến trúc nhà ở và không gian ở duy trì được cấu trúc cần có của mình, do đó không bị biến dạng. Khu đô thị mới được xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong một môi trường tự nhiên tốt đó là các khu ở văn minh hiện đại có tiện nghi sinh hoạt cộng đồng tốt. Kiến trúc phong phú về thể loại: Biệt thự, nhà liền kề, xếp dãy, nhà chung cư. Các căn hộ độc lập khép kín, được bảo đảm thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên.

Khu đô thị mới tạm coi là phần kết về kiến trúc Hà Nội thế kỷ XX với thành công và thất bại. Tuy nhiên nó là bài học để Hà Nội tự điều chỉnh làm cho kiến trúc Thủ đô ngày càng đa dạng nhưng không mất đi nét riêng vốn có từ thời các chế độ phong kiến định đô cũng như các kiến trúc mang nhiều dấu ấn giao hòa Đông - Tây của một thời sau đó.

Bình dị,quý phái với nội thất bằng tre.

Cho thue van phong quan 1-Tre là niềm tự hào của dân tộc Việt: Tre chiến đấu, tre hiên ngang giữa gió ngàn, là bóng mát..đặc biệt tre còn là nội thất tuyệt vời và gần gũi.
Tre vốn là vật liệu thường được sử dụng để làm đồ nội thất từ xưa đến nay nhưng với sự tiến bộ của kỹ thuật sản xuất, những sản phẩm bằng tre hiện nay không chỉ giúp ngôi nhà thêm đẹp, thêm gần gũi với thiên nhiên mà còn toát lên vẻ sang trọng.
Bộ bàn ghế sofa với vật liệu toàn tre.
Phòng khách đẹp và thanh lịch với bộ sofa bằng tre kết hợp với nệm lót trắng, với màu sắc tự nhiên vốn có và khả năng giữ được độ sáng bóng trong nhiều năm. Nội thất bằng tre không chỉ bền, đẹp mà còn có khả năng làm tăng cảm giác mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Thật tuyệt vời khi văn phòng của bạn cũng có hình bóng của tre
Với không gian ngoài trời, bàn ghế bằng tre độc đáo hơn nhiều so với những bộ salon màu sắc hay ghế salon nhựa.
Tre còn được dùng cho nội thất phòng tắm.
Thiết kế phòng ngủ bằng giường tre rất đẹp
Thậm chí giường ngủ của bạn cũng có thể được làm bằng tre. Bạn sẽ cảm thấy thật thư giãn với không gian tinh tế này.
Thật giản dị với bộ bàn ghế bằng tre trong các buổi hàn huyên.
Những bộ bàn ghế chỉ sử dụng vật liệu duy nhất bằng tre sẽ phù hợp khi đặt trên sân thượng để dùng vào những bữa tiệc tối hay ăn sáng vào cuối tuần.
Giữa không gian hiện đại, những chiếc ghế tre vẫn rất nổi bật.
Phun sơn lên bàn ghế bằng tre nếu bạn muốn tìm kiếm sự sáng tạo mới lạ.
Giá sách báo hay kệ trang trí bằng tre giúp không gian phòng ngủ thêm sinh động.
Những chiếc ghế kiểu cách bắt mắt được làm từ tre.
Tre thật tuyệt vời đúng không các bạn, cho thuê văn phòng quận 1 rất hân hạnh nếu có dịp được ghé thăm nhà bạn, cùng nhâm nhi tách trà hay xướng họa bài ca..tất cả đều thiêng liêng và sang trọng cho hôm nay và cho mãi mai sau.

Điểm mặt các dự án tại Hà Nội chậm cấp sổ đỏ cho dân.

Cho thue van phong quan 1-Sở TN-MT Hà Nội cho biết vừa làm việc với lãnh đạo nhiều tổng công ty, doanh nghiệp đang làm chủ đầu tư nhiều khu đô thị mới trên địa bàn để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ) cho người mua nhà.

Ảnh minh họa


Đây được xem là những dự án đang vướng mắc phức tạp và kéo dài nhất tại Hà Nội. Sở TN-MT yêu cầu Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ pháp lý của chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD để làm thủ tục cấp ngay sổ đỏ cho người dân mua nhà tại khu đô thị Pháp Vân-Tứ Hiệp, đô thị Việt Hưng; xử lý các vướng mắc liên quan đến quỹ nhà bán theo danh sách thành phố giới thiệu.

Đối với dự án đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, Sở TNMT yêu cầu Công ty TNHH tập đoàn Bitexco nộp toàn bộ hồ sơ pháp lý của dự án và nếu không vi phạm về xây dựng, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội và UBND các quận huyện làm thủ tục xét, cấp ngay sổ đỏ cho người mua nhà.

Đối với khu đô thị Yên Hoà, chủ đầu tư là Công ty đầu tư xây dựng dân dụng Hà Nội có trách nhiệm liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước để kiểm tra việc xây dựng; giao Văn phòng Đăng ký đất đai và các quận huyện làm thủ tục cấp sổ đỏ.

Cho thuê văn phòng quận 1 được biết Sở TNMT Hà Nội đã gửi công văn yêu cầu chủ đầu tư của khu đô thị mới Dịch Vọng, khu nhà ở Đại Mỗ, khu chức năng đô thị Tây Mỗ...khẩn trương hoàn tất nghĩa vụ với nhà nước và phối hợp với cơ quan chức năng để cấp sổ đỏ cho người mua nhà đúng quy định...

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Mua đất Mê Linh rập rình chờ chết

cho thuê văn phòng quận 1-Tình trạng các dự án ở Mê Linh bỏ hoang trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Các chủ đầu tư cũng đang bị yêu cầu kê khai, báo cáo tình hình triển khai dự án.



Nảy sinh nhiều rắc rối
Nhìn vào các dự án ở Mê Linh cho thấy, sự phát triển của các đô thị tại Mê Linh chỉ mang tính hình thức, không có các đô thị phát triển thật. Chủ đầu tư chỉ vào xí phần đất để huy động vốn, còn nhà đầu tư chỉ nhăm nhe lướt sóng. Trên thực tế, phần lớn các dự án mặc dù chưa giải phóng mặt bằng đã tiến hành huy động vốn.
Giai đoạn đỉnh điểm sốt nóng đất Mê Linh kết thúc khi thị trường bất động sản bắt đầu trầm lắng, nhiều dự án đã rơi vào trạng thái mất thanh khoản. Các chủ đầu tư đều trong tình trạng gặp khó khăn về tài chính.
Mối lo lắng lớn nhất của các nhà đầu tư hiện nay không phải là số tiền đã bốc hơi mà là rủi ro khi dự án bị tạm dừng hay chủ đầu tư không còn năng lực triển khai tiếp và quyền lợi của người mua sẽ ra sao? Theo các chuyên gia bất động sản, sắp tới nếu điều chỉnh nhiều dự án, sẽ có thể xảy ra nhiều trường hợp nhà đầu tư gặp rủi ro.
{keywords}
Hầu hết các dự án đô thị mới khu vực Mê Linh hiện tại đều trong tình trạng bỏ hoang
Anh Nguyễn Minh Hùng, một nhà đầu tư đang nóng ruột về số phận lô đất biệt thự của mình tại một dự án. Nếu theo quy hoạch mới điều chỉnh, lô biệt thự gần 500 m2 của anh không biết ở vị trí nào. Trong khi đó, phía chủ đầu tư cũng chưa có câu trả lời chính xác do đang hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt.
Cách đây không lâu, người mua nhà tại một số dự án ở Mê Linh cũng đứng ngồi không yên trước việc chủ đầu tư dự án không có động tĩnh gì. Họ đành kéo nhau lên Mê Linh để gặp chủ đầu tư đòi quyền lợi. Mặc dù vậy, câu trả lời họ nhận được là chưa thỏa đáng.
Chờ đợi quy hoạch
Năm 2008, huyện Mê Linh chính thức sáp nhập về thủ đô Hà Nội với quy hoạch mới trở thành đô thị trung tâm Hà Nội. Theo UBND huyện Mê Linh, trên địa bàn huyện có 40 dự án đô thị với tổng diện tích 2.000 ha, trong đó có trên 30 dự án đang triển khai dang dở, phần lớn mới trong giai đoạn giải phóng mặt bằng.
{keywords}
Phần lớn diện tích các dự án đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng
Một trong những nguyên nhân khiến cho các dự án bất động sản ở Mê Linh chậm triển khai do ảnh hưởng bởi quy hoạch chung Hà Nội mở rộng. Sau thời gian dài, các dự án phải tạm dừng để rà soát lại quy hoạch và khớp nối với quy hoạch chung Thủ đô.
Mới đây, cơ quan chức năng đã bàn giao hồ sơ quy hoạch phân khu đô thị huyện Mê Linh và huyện Đông Anh. Theo UBND huyện Mê Linh, sau khi có quy hoạch phân khu, gần như 100% các dự án đô thị trên địa bàn sẽ phải điều chỉnh lại quy hoạch 1/500 theo quy hoạch phân khu mới.
Trả lời với cho thuê văn phòng quận 1 và báo chí về chuyện này, ông Hà Huy Quang, Phó chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết, nếu chiếu theo quy hoạch phân khu đô thị N1, N2, N3 thì nhiều dự án sẽ bị điều chỉnh tăng diện tích mặt nước, cây xanh, diện tích dành cho nhà cao tầng, đặc biệt là cho các dự án nhà ở xã hội. Vì thế, sẽ có nhiều xáo trộn so với quy hoạch trước đây.
{keywords}
Người dân canh tác nông nghiệp trên phần đất bỏ hoang.
Để đôn đốc các dự án ở đây, Chủ tịch UBND TP. Nguyễn Thế Thảo cũng yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương tổ chức kiểm tra toàn bộ các dự án sau giải phóng mặt bằng đang để hoang hóa tại Mê Linh, tổng hợp và kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hoặc đề xuất xử lý theo quy định việc chậm triển khai thực hiện.
Lãnh đạo huyện Mê Linh thừa nhận, tình hình triển khai dự án phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tài chính và mối quan tâm của chủ đầu tư. Hiện một số chủ đầu tư cũng muốn triển khai dự án sớm. Họ đã phối hợp với UBND huyện trong quá trình làm quy hoạch phân khu để giải quyết các vướng mắc đang tồn đọng. Thậm chí, nhiều dự án chưa có quy hoạch phân khu nhưng chủ đầu tư vẫn xin phép triển khai các phần việc liên quan. Tuy nhiên, vẫn có dự án nằm im bất động.
Liên quan tới những rắc rối phát sinh với người mua nhà, lãnh đạo huyện cho rằng, phần lớn dự án đô thị tại Mê Linh là phân lô, liền kề, biệt thự. Khi điều chỉnh quy hoạch, UBND huyện đã đưa ra quan điểm rằng, các chủ đầu tư phải giữ lại số lượng, tỷ trọng đất nếu không giữ được các chủ đầu tư sẽ tự thỏa thuận với người mua nhà để tính toán lại việc đó.
Trước thực trạng nhiều dự án ở Mê Linh chậm tiến độ,cho thuê văn phòng quận 1 và nhiều Doanh nghiệp kiến nghị TP không nên tạo ra điểm dừng khi xem xét các dự án, đồng thời tránh triển khai đồng loạt các quy hoạch phân khu. Hà Nội nên triển khai các khu vực, tập trung các dự án đang phân khu, điều chỉnh dự án hiện có; song song đó cần xem xét đẩy nhanh các dự án, đổi mới quy trình quy hoạch, đổi mới cơ chế để bảo bảo quyền lợi cho các chủ đầu tư.

Hợp pháp phân lô bán nền: Ít trường hợp đủ điều kiện

cho thue van phong quan 1-Hàng loạt khách hàng các dự án nhà ở bị chủ đầu tư “treo” giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất (sổ hồng) dù đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính.

Để giải quyết quyền lợi cho người dân, mới đây UBND TPHCM đồng ý đề xuất của Sở Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) cấp thẳng sổ hồng cho khách hàng. Với cách làm này liệu có hợp pháp hóa phân lô bán nền mà luật đã nghiêm cấm từ năm 2003?

Chủ đầu tư lách luật, chiếm dụng vốn
Theo quy định, chủ đầu tư phải xây dựng xong nhà ở mới được phép chuyển nhượng cho khách hàng. Tuy nhiên, thời gian qua trên địa bàn TPHCM hầu hết dự án nhà ở chủ đầu tư tìm cách lách luật không tuân theo quy định.
Bởi dự án có mức đầu tư rất lớn, khả năng tài chính của chủ đầu tư cũng không đáp ứng. Do đó khi dự án bắt đầu triển khai hoặc đã xây dựng một phần hạ tầng, chủ đầu tư bắt đầu chào bán.
Phương thức này vừa huy động được tiền của khách hàng vừa nắm chắc đầu ra. “Hợp đồng góp vốn”, “Hợp tác đầu tư” là những biến tướng lách luật, khách hàng đồng ý góp tiền cho chủ đầu tư theo tiến độ xây dựng hạ tầng, hoặc trả một lần nhận nền đất. Sau đó khách hàng tự xây dựng nhà theo mẫu được duyệt của cơ quan chức năng.
Bản chất “Hợp đồng góp vốn” hay “Hợp tác đầu tư” là mua bán nền đất giữa khách hàng và chủ đầu tư. Sau khi khách hàng xây dựng xong, lúc này chủ đầu tư mới tiến hành hoàn công, ra sổ hồng đứng tên công ty, rồi 2 bên ra công chứng mua bán sang tên. Lúc này căn nhà mới thực sự chính chủ người mua.
Tuy nhiên, để được cơ quan có thẩm quyền cấp sổ hồng chủ đầu tư phải đảm bảo hàng loạt điều kiện như: thực hiện nghĩa vụ tài chính, hoàn thành cơ sở hạ tầng được duyệt, xây dựng đúng phép… Vì vậy, nhiều dự án khách hàng xây nhà xong cả chục năm nhưng vẫn chưa được cấp sổ hồng.
Cụ thể, dự án khu dân cư An Sương (quận 12) do Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh nhà làm chủ đầu tư đã xây dựng cách đây hơn 10 năm, nhưng đến nay người dân nơi đây vẫn chưa được cấp chủ quyền. Nhiều dự án thuộc khu dân cư Bình Hòa (Bình Thạnh), người dân góp vốn với chủ đầu tư tự xây nhà đến chục năm nhưng vẫn chưa được cấp chủ quyền.
Ông H., một người dân mua đất dự án nhà ở quận 12, cho biết đã đóng đủ tiền cho chủ đầu tư, sau đó nhận được biên bản bàn giao nền đất và tự xây nhà. Nhà xây xong gần 5 năm nhưng chủ đầu tư liên lục thất hứa, không chịu tiến hành làm sổ hồng để chính thức ký hợp đồng mua bán. Nghe đâu nhiều “sổ” của dự án này đang mắc kẹt trong ngân hàng do chủ đầu tư thế chấp vay tiền thực hiện dự án nhưng chưa có tiền giải chấp.
Băn khoăn cấp thẳng sổ hồng cho khách hàng
Thông tin TPHCM sẽ cấp thẳng sổ hồng cho khách hàng mua nhà tại các dự án nhà ở nếu chủ đầu tư không chịu thực hiện khiến nhiều người quan tâm. Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở TN-MT, cho biết đề xuất này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người mua nhà, nhưng để thực hiện được cần phải rà soát từng dự án xem có còn vướng gì nữa không.
Hợp pháp hóa phân lô bán nền để tạo thuận lợi cho người mua nhưng sẽ phạm vào luật. Ảnh: L. Thanh
Nếu khách hàng đã nộp đủ tiền cho chủ đầu tư và không có tranh chấp, chủ đầu tư cũng nộp tiền sử dụng đất cho dự án nhưng không chịu làm sổ, cơ quan chức năng sẽ gửi văn bản nếu chủ đầu tư không hợp tác và cấp thẳng cho người mua không qua chủ đầu tư.
Tuy nhiên, nếu đủ điều kiện này để được cấp thẳng sổ hồng không dễ, vì nếu đã đủ thủ tục chủ đầu tư đã làm sổ cho khách hàng. Cái lo nhất là hiện nay có tình trạng trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư lấy sổ đỏ thế chấp ngân hàng vay tiền, nay không có khả năng giải chấp để hoàn công ra sổ hồng cho khách hàng, trong khi đó tiền của khách hàng chủ đầu tư đã nhận đủ, đây có thể xem là hành vi lừa đảo cần xử lý kiên quyết, nhưng không thuộc thẩm quyền Sở TN-MT.
Tuy nhiên ông Nam cũng băn khoăn, nếu thực hiện cấp thẳng cho người dân với những trường hợp “Hợp đồng góp vốn” tại các dự án trên, vô tình TP đã hợp pháp hóa việc phân lô bán nền của chủ đầu tư mà luật không cho phép.
Trao đổi với cho thuê văn phòng quận 1, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng quy định buộc chủ đầu tư xây dựng xong nhà mới được chuyển nhượng tại các dự án nhà ở là một trong những nguyên nhân khiến thị trường BĐS gặp khó khăn, nhiều dự án khu dân cư mới phát triển nham nhở do chủ đầu tư không đủ khả năng tài chính thực hiện.
Dự án BĐS là một quá trình đầu tư, nếu đã hoàn thành hạ tầng nên cho phép chủ đầu tư chuyển nhượng nền đất để dân xây dựng theo quy hoạch được duyệt. Do đó trong thời gian tới Trung ương cần xem xét điều chỉnh luật phù hợp với thực tế.

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Cấp thiết ban hành luật khu kinh tế

Cho thue van phong quan 1-Để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, đồng thời tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, cũng như doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) và khu kinh tế (KKT), cấp thiết phải sớm ban hành Luật KKT.

Ban quản lý các KCN, KCX và KKT (gọi tắt là BQL KKT) hoạt động theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ.
Theo đó, BQL KKT đã thực hiện tương đối đầy đủ chức năng quản lý nhà nước và là cơ quan đầu mối thực hiện mô hình “một cửa” trong KCN, KCX, KKT đối với giải quyết các thủ tục có liên quan. Mô hình này đã được các doanh nghiệp, nhà đầu tư đánh giá cao, bởi nó tiết kiệm thời gian, cũng như chi phí.
Tuy nhiên, sau khi Nghị định 29/2008/NĐ-CP ra đời, đã có nhiều nghị định, thông tư chuyên ngành khác ban hành chồng chéo, loại bỏ một số nội dung quy định tại nghị định này, thu hẹp dần chức năng, vai trò quản lý nhà nước đối với BQL KKT, làm cho mô hình “một cửa, một đầu mối” trong KKT bị phá vỡ, gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Theo quy định tại điểm d, Khoản 2, Điều 37 Nghị định 29/2008/NĐ-CP, BQL KKT “Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với công trình xây dựng trong KCN, KKT cho tổ chức liên quan”. Tuy nhiên, quy định này đã bị bãi bỏ tại Khoản 10, Điều 29, Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Cũng theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP, BQL KKT xác nhận hợp đồng, văn bản về bất động sản trong KCN, KKT cho tổ chức có liên quan, nhưng theo quy định tại Nghị định 04/2013/NĐ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng: “Bãi bỏ quy định tại điểm g, Khoản 2, Điều 37 của Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX và KKT”.
Theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, kể từ ngày 25/2/2013, các hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong KCN, KKT, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền chứng nhận của các tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở.
Ông Huỳnh Việt Dũng, Phó trưởng BQL KKT Cần Thơ cho biết, trước đây, việc tổ chức thực hiện thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư trong KCN, KCX Cần Thơ do BQL thực hiện theo quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP, nhưng từ ngày 8/2/2013, UBND TP. Cần Thơ đã có Công văn 669/UBND-KT chuyển giao chức năng này về cho Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các quận, huyện thực hiện (theo quy định tại Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường).
Cũng theo ông Dũng, thời gian gần đây, thu hút đầu tư vào các KCN Cần Thơ ngày càng sụt giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do thủ tục hành chính đối với KCN không còn “một cửa, tại chỗ”, mà ngày càng rườm rà, phức tạp, có sự chồng chéo trong quản lý nhà nước đối với các KCN. Từ đó, làm cho nhà đầu tư nản lòng không muốn đầu tư vào KCN.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng BQL các KCN Vĩnh Long chia sẻ với cho thuê văn phòng quận 1 rằng, do nắm rõ các doanh nghiệp trong KCN, nên việc xác nhận các hợp đồng, giao dịch bất động sản trong KCN trước đây được BQL làm rất nhanh, mà doanh nghiệp không phải mất phí công chứng. Nay công việc này do các văn phòng công chứng làm, bởi không nắm rõ về doanh nghiệp, nên họ cần có thời gian xác minh, doanh nghiệp vừa phải chờ lâu, vừa mất phí.
“Gần đây, nhiều doanh nghiệp trong KCN than với BQL về việc họ phải bỏ ra 5 - 10 triệu đồng cho phí công chứng, thay vì trước đây BQL xác nhận không thu tiền”, ông Hiếu cho biết.
Ông Phan Thành Phi, Trưởng BQL KKT Long An cho rằng, mục đích việc thành lập BQL KKT là nhằm hình thành một cơ quan đầu mối giải quyết các thủ tục nhanh, gọn, để thu hút được nhiều dự án đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
“Thời gian qua, các BQL đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo ủy quyền của các bộ, ngành trung ương và UBND cấp tỉnh. Thế nhưng, gần đây, nhiều chức năng quản lý nhà nước của Ban bị chuyển giao về cho các sở, ngành khác. Như vậy, sự tồn tại của các BQL có còn cần thiết nữa hay không?”, ông Phi nêu vấn đề.


Một lãnh đạo BQL KKT trong vùng ĐBSCL (đề nghị không nêu tên) cho biết với nhân viên cho thuê văn phòng quận 1 chúng tôi: “Việc hình thành các KCN, KCX, KKT cũng như thành lập các BQL là để thực hiện tốt chủ trương cải cách thủ tục hành chính, quy về một đầu mối quản lý, giúp nhà đầu tư, doanh nghiệp không phải đi tới nhiều cửa. Nhưng với việc ban hành các nghị định, thông tư chồng chéo, loại bỏ một số chức năng của các BQL như vừa qua, xem như đã đi ngược lại chủ trương này”.

London: Mặt bằng bán lẻ ở vị trí đắc địa tăng giá

cho thue van phong quan 1-Theo báo cáo mới nhất của công ty tư vấn bất động sản quốc tế Savills về thị trường bán lẻ ở trung tâm London, mặc dù nhu cầu thuê giảm nhẹ nhưng giá thuê mặt bằng bán lẻ ở các vị trí đắc địa vẫn tiếp tục gia tăng.

Ảnh minh họa.
Số liệu thống kê từ 14 cửa hàng bán lẻ được theo dõi cho thấy, giá thuê các vị trí đắc địa ở khu A tăng trung bình 3,1% so với quý trước. Đường Old Bond tiếp tục dẫn đầu cùng với giá thuê ở khu A ở mức 1.300 bảng Anh/foot vuông (tương đương 44 triệu đồng) tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những mặt bằng bán lẻ đắc địa trên đường Bond, Regent, và Oxford chỉ chiếm 36% trong tổng số những mặt bằng bán lẻ khai trương trong năm nay so với mức 70% của năm 2011.
Ông Anthony Selwyn, Trưởng bộ phận bán lẻ của khu vực trung tâm London chia sẻ, “Các cơ hội khai trương những cửa hàng mới trên đường Regent và Bond  không còn nhiều trong khi các vị trí khác hiện nay ngày càng dồi dào giúp cho các nhà bán lẻ mới có nhiều lựa chọn hơn khi muốn xâm nhập vào thị trường London. Ví dụ Westfield đang ngày càng thu hút được nhiều các nhà bán lẻ mới, nơi mà giá thuê ở khu A chỉ bằng 1/3 so với giá thuê ở đường Regent và bằng một nửa so với mức giá thuê tốt nhất ở đường West Oxford.
Báo cáo cũng cho thấy, các nhà bán lẻ quốc tế vẫn ưa chuộng các khu mua sắm truyền thống. Khu mua sắm ở đường Regent đã leo lên vị trí cao nhất khi có 57% hiện nay là các nhà bán lẻ quốc tế, so với chỉ 24% vào năm 2000. Đặc biệt phổ biến là các nhà bán lẻ đến từ Mỹ sẽ chiếm giữ 22 cửa hàng vào cuối năm 2014.
Những thương hiệu cao cấp thường ưa chuộng những con đường gần với những khu vực sang trọng truyền thống bên trong khu vực đường Bond và Knightsbridge, ví dụ như đường Dover, Mount và Pelham đang ngày càng thành công trong việc thu hút các nhà bán lẻ mới. Việc có nhiều thương hiệu uy tín khai trương cửa hàng đầu tiên của họ trên những con đường này khiến khu vực này xếp vị trí thứ 3 trong số các địa điểm thu hút nhiều nhất các nhà bán lẻ ở khu trung tâm London.
 “Sự dịch chuyển vị trí của các cửa hàng bán lẻ đi kèm với việc giảm số lượng các nhà bán lẻ mới tham gia vào thị trường. Vào năm 2011, 70% các nhà bán lẻ mới đến London mở các cửa hàng tại những con đường mua sắm chính yếu như Bond, Oxford hay Regent trong khi năm nay số cửa hiệu mới được mở ở các con đường này chỉ chiếm 36%. Chúng tôi tiếp tục nhìn thấy các nhà bán lẻ nội địa vẫn có nhu cầu mở cửa hàng trên các con đường sang trọng này trong khi các nhà bán lẻ mới thì lại đang tìm kiếm những địa điểm mới”, ông Anthony nhận định.


Dự báo tình hình hoạt động của thị trường bán lẻ trong thời gian tới, cho thuê văn phòng quận 1 cho rằng, với nguồn cung vẫn còn hạn chế và nhu cầu ngày càng gia tăng của các nhà đầu tư, suất đầu tư ở các vị trí đắc địa vẫn sẽ giữ nguyên ở mức hiện tại, với khu vực đường Bond từ 2,5% đến 3% và đường Oxford từ 3,5% đến 4%.  

Luật Xây dựng sửa đổi: Sẽ ra đời ban quản lý chuyên nghiệp

cho thue vn phong quan 1-Sáng 25/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Xây dựng (sửa đổi). 
Bên lề kỳ họp Quốc hội, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng trao đổi với báo chí về việc tăng cường quản lý chống lãng phí, thất thoát vốn Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Ảnh minh họa.


Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết: Công trình xây dựng phải được kiểm soát từ khâu ban đầu. Vì công trình xây dựng thất thoát không chỉ khi xây dựng mà từ chủ trương. Nếu công trình được đặt ở nền đất tốt thì giá rẻ, cũng công trình đó đặt ở nền đất xấu giá sẽ tăng lên rất nhiều. Việc này không bị mất cắp nhưng đã bị lãng phí rất lớn.Đây là cuộc trao đổi của bộ trưởng và cho thuê văn phòng quận 1  sáng nay 27/11.

- Thưa Bộ trưởng, tại sao lại phải sửa đổi Luật Xây dựng trong thời điểm này?

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Luật Xây dựng hiện hành chưa phân rõ phương thức quản lý với các nguồn vốn khác nhau. Chẳng hạn như vốn ngoài nhà nước cũng như vốn nhà nước đều một hình thức giao cho chủ đầu tư có quyền tối cao. Điều đó dẫn tới thất thoát vốn nhà nước. Quy định đó chỉ phù hợp với nguồn vốn ngoài nhà nước.

Đối với vốn nhà nước, chủ đầu tư không phải là chủ sở hữu mà chỉ là ủy quyền của Nhà nước về quản lý nên rất cần sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước, cũng như sự giám sát của người dân để việc quản lý chủ đầu tư có hiệu quả.

Trong Luật Xây dựng sửa đổi lần này tập trung khắc phục điều đó. Đây là đổi mới căn bản. Các nguồn vốn khác nhau thì có phương thức quản lý khác nhau. Trong đó đề cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng. Đề cao trách nhiệm của các quan chức, công chức là phải có quyền và trách nhiệm. Quyền để giám sát nhưng khi công trình xảy ra thất thoát, lãng phí, chất lượng kém thì phải có trách nhiệm, thay vì trước đây đứng ngoài cuộc.

- Thưa Bộ trưởng, điểm mới của Luật Xây dựng sửa đổi lần này là gì?

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Điểm mới nhất của Luật lần này là thay đổi phương thức quản lý các nguồn vốn, trong đó tập trung quản lý vốn của Nhà nước. Đây là vốn dễ gây thất thoát lãng phí nhất.

Vốn ngoài nhà nước thì chỉ quản lý có phù  hợp quy hoạch, đảm bảo chất lượng, an toàn cho cộng đồng, môi trường không? Còn với nguồn vốn nhà nước, ngoài yêu cầu trên, quản lý chặt chẽ về chi phí, chống thất thoát. Từ phương thức này dẫn đến một loạt điều khoản quy định và quản lý. Trong đó có điều rất quan trọng là phải tập trung quản lý quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, từ vị trí công trình, khảo sát, lập dự án, thẩm tra thiết kế cơ sở.

Đấy là giai đoạn chuẩn bị xây dựng. Giai đoạn thực hiện xây dựng thì kiểm tra thiết kế kỹ thuật, kiểm tra giám sát quá trình xây lắp, kiểm tra bảo hành bảo trì công trình… để tất cả các giai đoạn phải đảm bảo chất lượng. Trong Luật đặc biệt quan tâm tới quản lý của nhà nước, các cơ quan chuyên  môn về xây dựng trong quản lý các công trình mà nhà nước đầu tư.

- Thực tế, trong quá trình xây dựng có quá nhiều chủ đầu tư dự án. Vậy theo Bộ trưởng, chúng ta cần phải làm gì để tháo gỡ khó khăn này?

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Đây là một nguyên nhân gây thất thoát. Hiện nay, nước ta có hàng nghìn ban quản lý xây dựng. Vì theo luật hiện hành, ai sử dụng công trình là chủ đầu tư và người chủ đầu tư có quyền thành lập ban quản lý công trình để quản lý các công trình. Điều này chỉ phù hợp với nguồn vốn ngoài nhà nước. Nguồn vốn ngoài nhà nước thì người ta có tiền và làm chủ đầu tư, quyết định đầu tư để có quyết định phù hợp. Nhưng nguồn vốn nhà nước thì không phù hợp. Cho nên phải khắc phục tình trạng này.

Thay vì hàng nghìn chủ đầu tư, Ban quản lý như vậy trong khi chúng ta lại có quá ít người có đủ năng lực để quản lý về đầu tư xây dựng, kỹ thuật xây dựng và nghiệp vụ thì cần giải pháp gì? Vì việc chia ra nhiều ban quản lý chắc chắn mỗi ban quản lý chất lượng sẽ thấp. Mặt khác, ban quản lý này chỉ tồn tại khi công trình còn, khi xây dựng xong công trình thì ban quản lý cũng giải thể.

Đấy cũng là nguyên nhân dẫn đến trách nhiệm của ban quản lý này không cao. Khắc phục tình trạng này, trong Luật Xây dựng sửa đổi yêu cầu phải thành lập các ban quản lý chuyên nghiệp, trong đó có Ban quản lý khu vực, Ban quản lý chuyên ngành.

Chẳng hạn, tại các địa phương, trên tỉnh có vốn ngân sách thì chỉ cần các Ban quản lý chuyên ngành về dân dụng, trong đó bao gồm y tế, giáo dục, các công trình công cộng… Một Ban quản lý công trình về giao thông; Ban quản lý công trình nông nghiệp, nông thôn… Chúng ta làm như vậy chắc chắn ít ban quản lý nhưng sẽ tồn tại lâu dài, tăng được chất lượng, năng lực của ban quản lý.

Ngoài ra, do kéo dài thời gian nên trách nhiệm của ban này cũng được tăng lên. Khi nào có sự cố thì ban quản lý đó vẫn còn tồn tại và phải có trách nhiệm tới cùng về sự tồn tại của công trình. Không chỉ trong quá trình xây dựng mà khi xây dựng xong rồi, đưa vào khai thác sử dụng các ban quản lý này vẫn phải có trách nhiệm.

- Bộ trưởng có cho rằng, kiểm soát chất lượng công trình xây dựng thì phải kiểm soát từ khi thiết kế, bắt đầu có chủ trương?

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Đúng, phải kiểm soát từ khâu ban đầu. Vì công trình xây dựng thất thoát không chỉ khi ta xây dựng mà từ chủ trương. Chúng ta đặt công trình vào vị trí không phù hợp thì đã có sự lãng phí rất lớn, nhiều người gọi đó là thất thoát vô hình. Nếu công trình được đặt ở nền đất tốt thì giá rẻ, cũng công trình đó đặt ở nền đất xấu giá sẽ tăng lên rất nhiều. Việc này không bị mất cắp nhưng đã bị lãng phí rất lớn.

Ngoài ra, có những công trình không cần thiết phải xây dựng nhưng cứ xây thì sẽ lãng phí gần như 100% vì xây dựng xong không sử dụng đến. Cho nên phải quản lý công trình suốt quá trình từ khâu xem xét vị trí đặt công trình, kiểm soát thiết kế cơ sở. Cho nên, các cơ quan quản lý Nhà nước phải tập trung quản lý từ thiết kế cơ sở, thay vì trước đây chúng ta không làm chặt khâu này dẫn đến thất thoát, lãng phí rất lớn.

Bên cạnh đó, phải quản lý thất thoát trong quá trình xây dựng xem có tiết kiệm không, có bền vững, an toàn, đảm bảo môi trường, phòng cháy chữa cháy không? Phải kiểm soát quá trình thi công xem có đúng thiết kế, vật liệu đưa vào có đúng, đảm bảo đúng qui trình… Rồi nghiệm thu, bàn giao xem có đúng không hay là tăng khống lên để tạo ra thất thoát… Tất cả quá trình quản lý phải yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước phải có mặt, có trách nhiệm trong đó để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn Nhà nước.

- Theo quy định của Luật, phải có thiết kế công trình trước khi cấp phép xây dựng. Nếu qui định như vậy thì có vẻ như làm khó cho người dân, Bộ trưởng nghĩ sao?

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Cấp phép xây dựng công trình là yêu cầu bắt buộc vì công trình xây dựng không như các sản phẩm khác. Công trình đầu tư nhiều tiền lại không hình thành ngay được mà phải mất nhiều thời gian; công trình vốn lớn, thời gian kéo dài… nếu có sự cố sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, tính  mạng người dân.

Ngoài ra, vấn đề này còn liên quan đến đất đai. Nếu xây dựng không đúng đất của mình thì còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác. Cho nên, cấp phép là bắt buộc nhưng không phải công trình nào cũng phải cấp phép. Những công trình như nhà dân ở nông thôn thì không phải cấp phép. Nhưng những công trình nhà dân ở đô thị thì phải theo quy hoạch, có kiểu dáng kiến trúc để đảm bảo mỹ quan đô thị và không ảnh hưởng đến người xung quanh… do đó đòi hỏi phải cấp phép.

Tuy nhiên, cho thuê văn phòng quận 1 cho rằng: Điều kiện cấp phép là bắt buộc, tuy nhiên, bắt buộc như vậy nhưng không được phiền hà, phải đảm bảo cho người dân được tiếp cận nếu họ đủ điều kiện thì phải được cấp phép. Trong luật này phải giải quyết được những vấn đề như vậy.

TP.HCM: Đất nền dự án vùng ven khó bán

cho thue van phong quan 1-Đất nền ở các dự án nằm vùng ven TP HCM đang rơi vào tình trạng ế ẩm kéo dài.


Đàn trâu thong dong gặm cỏ trong dự án khu dân cư Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TP HCM.  
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, cho biết phân khúc thị trường đất nền đang chịu chung số phận đóng băng của thị trường bất động sản. Dự án đất nền tại TP HCM hầu hết nằm ở vùng ven, cách trung tâm TP từ 15-20 km; các yếu tố về giao thông, tiện ích, an ninh chưa được bảo đảm. Ngoài ra, có nguyên nhân giá đất nền còn cao, đại đa số người dân chưa có khả năng với tới.
Không biết bao giờ “sống dậy”!
“Phân khúc thị trường nền đất nằm trong các dự án đang bị “chết đứng”, không biết bao giờ “sống dậy” được” - anh Nguyễn Sơn Hải, nhân viên môi giới nhà đất của một công ty địa ốc, nói. Theo anh Hải, rất nhiều người gửi anh rao bán lại đất nền dự án nhưng cả năm nay không hợp đồng nào được ký kết. Khách hàng đa số chỉ chăm chăm vào những lô đất nhỏ lẻ trong khu dân cư. Theo anh, mua đất dạng này giá có cao hơn đất dự án một chút nhưng điều quan trọng là khách hàng không bị ép tiến độ, quy cách, diện tích xây dựng.
Chị Phan Anh Tuyền (ngụ quận Bình Tân) vừa bán rẻ một lô đất nền nằm trong dự án Hai Thành ở quận 8 để mua một lô đất khác, nhỏ hơn nằm trong hẻm đường Phạm Thế Hiển. Theo lý giải của chị Tuyền, sở dĩ chị phải “bán trâu tậu nghé” vì nếu xây nhà trong dự án Hai Thành, bắt buộc chị phải xây theo diện tích đất quy định với kết cấu 1 trệt 2 lầu. Như vậy, để có được căn nhà ở, ngoài tiền mua đất gần 1 tỉ đồng, chị Tuyền phải bỏ ra khoảng 1 tỉ đồng nữa để xây nhà. “Đây chính là lý do khiến thị trường đất nền đã ế nay càng thêm ế vì hầu hết khách hàng có nhu cầu đều “trông giỏ bỏ thóc” chứ không dám mua để chờ thời như trước đây” - chị Tuyền nhận xét.
Đất nền biệt thự trong các dự án cũng ế không kém. Khảo sát qua nhiều phòng giao dịch địa ốc, nhân viên ở đó đều thừa nhận lâu lâu mới có khách hàng hỏi thăm nhưng cũng chỉ để tham khảo. Khi nhân viên đề cập đến đất nền biệt thự thì họ lắc đầu mặc dù đất biệt thự bao giờ giá cũng rẻ hơn đất nền nhà phố từ 15%-20%.
Xé rào nên dễ phá quy hoạch
Tại khu dân cư Phú Xuân (huyện Nhà Bè, TP HCM), nơi có hàng trăm ha đất dự án của các công ty địa ốc như Cotex, Công trình Cảng, Vạn Phát Hưng, Vạn Hưng Phú… - mặc dù hạ tầng khá hoàn thiện từ điện, nước đến đường sá và công viên cây xanh… nhưng mật độ xây dựng vẫn thưa thớt. Hàng loạt nền đất đã được phân lô đóng cọc bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, trâu bò thong dong gặm cỏ. Ông Nguyễn Hùng, một cư dân của dự án Cotex, tự nhận mình là người có mặt ở đây sớm nhất đang chăn thả cả đàn dê và ngỗng. Ông cho biết: “Sở dĩ dân cư của dự án này thưa thớt vì chủ dự án buộc khách hàng phải xây nhà 1 trệt 3 lầu. Vào thời điểm khó khăn này ít ai có đủ tiền để thực hiện đúng quy hoạch”.
Cũng trong dự án khu dân cư Phú Xuân, trên đất của Công ty Công trình cảng, Vạn Phát Hưng đã có những căn nhà đang xây dựng hoặc đã đưa vào sử dụng nhưng chủ nhà chỉ xây trệt hoặc 1 trệt, 1 lầu trong khi theo quy hoạch, khách hàng buộc phải xây 1 trệt 3 lầu. Anh Tuấn, chủ căn hộ mới xây, cho biết những chủ nhân mới này đều có nhu cầu cất nhà để ở nhưng không đủ tiền nên xin phép chủ dự án cho cất tạm nhà để ở, khi nào đủ tiền sẽ cất theo đúng quy định. Lúc đó, chủ đầu tư mới làm thủ tục hoàn công, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sự “xé rào” của các chủ dự án là điều cần thiết, giải quyết cấp bách về chỗ ở cho người có nhu cầu thật sự. Tuy nhiên cho thuê văn phòng quận 1 cho rằng, nếu cho xây cất lộn xộn thì chẳng mấy chốc, những dự án mới trở nên nham nhở, quy hoạch bị phá vỡ.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Xin phép xây dựng tạm: Bất khả thi

Cho thuê văn phòng quận 1-Việc dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi tiếp tục trói quyền lợi của người dân trong vùng quy hoạch là vô lý.

Ngày 25-11, thảo luận về dự án Luật Xây dựng sửa đổi, đại biểu (ĐB) Thân Đức Nam (Đà Nẵng) cho rằng quy định đối với công trình tạm khi hết thời hạn trong giấy phép chủ nhà phải tháo gỡ, nếu không sẽ bị cưỡng chế là không công bằng cho người dân trong khu bị quy hoạch. “Có rất nhiều trường hợp Nhà nước thực hiện quy hoạch không đúng thời hạn. Do đó, việc dự luật tiếp tục trói quyền lợi của người dân trong vùng quy hoạch là vô lý” - ông Nam nói.
Ông Nam đề nghị sửa lại theo hướng: “Chủ đầu tư cần cam kết tháo dỡ không bồi thường công trình khi Nhà nước thu hồi đất hoặc thực hiện quy hoạch trước thời hạn quy định cấp giấy phép xây dựng tạm. Nếu sau thời hạn quy định trong giấy phép xây dựng tạm mà Nhà nước mới thực hiện quy hoạch thì bồi thường, hỗ trợ theo quy định hiện hành”. Quy định như vậy mới đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.


Theo ĐB Lê Trọng Sang (TP.HCM),việc quy định về điều kiện cấp phép xây dựng tạm trong khu quy hoạch gần như bất khả thi đối với người dân.
Cùng chung quan điểm, ĐB Lê Trọng Sang (TP.HCM) bày tỏ sự thất vọng trước quy định về điều kiện cấp phép xây dựng tạm, trong đó phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt. “Quy định trên gần như bất khả thi đối với người dân khi có nhu cầu xây dựng tạm” - ông Sang nói. Ông Sang phân tích: Khi quy hoạch chưa triển khai thì dựa vào quy hoạch xây dựng nào để cấp phép cho đúng quy hoạch? Hơn nữa, nếu quy mô đồ án quy hoạch xây dựng càng lớn thì thời gian thực hiện càng dài. Vậy thì cấp phép xây dựng tạm gắn với thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng liệu có hợp lý? Từ phân tích trên, ông Sang đề nghị ban soạn thảo cần có những điều, khoản cụ thể để việc cấp phép xây dựng tạm mang tính khả thi hơn cho người dân.
Một quy định khác cũng được các ĐB cho là không hợp lý, cần phải bỏ ra khỏi dự thảo là các quy định về quy hoạch xây dựng. Theo ĐB Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh), hiện nay cứ nói đến quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội là gắn với Bộ KH&ĐT, quy hoạch sử dụng đất gắn với Bộ TN&MT, quy hoạch xây dựng đô thị gắn với Bộ Xây dựng, quy hoạch ngành gắn với các bộ, ngành khác… “Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trên ngồi lại để giải quyết những vướng mắc. Nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả, vẫn cứ việc ai người ấy làm, quyền ai người ấy thực hiện nên khập khiễng, không thể phát triển bền vững. Đó là lý do mà tôi yêu cầu Luật Xây dựng kỳ này chuyển phần quy hoạch sang Luật Quy hoạch hoặc Luật Quy hoạch đô thị đang chỉnh sửa” - ĐB Phương đề nghị.
Sẽ xóa hàng ngàn ban quản lý yếu kém
Hiện nước ta có hàng ngàn ban quản lý xây dựng (BQL), khi xây dựng xong công trình BQL cũng giải thể. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến trách nhiệm của các BQL không cao, cũng là một trong các nguyên nhân gây thất thoát. Có tình trạng trên vì theo luật hiện hành, ai sử dụng công trình thì người đó là chủ đầu tư và chủ đầu tư có quyền thành lập BQL công trình.
Tuy nhiên, quy định này chỉ phù hợp với các công trình từ vốn ngoài ngân sách, tiền của họ, ai làm chủ đầu tư là chuyện của họ. Còn với công trình bằng vốn Nhà nước thì không phù hợp, phải khắc phục tình trạng này. Thay vì hàng ngàn chủ đầu tư, BQL mà quá ít người có đủ năng lực quản lý đầu tư, kỹ thuật và nghiệp vụ xây dựng, chất lượng của mỗi BQL thấp, Luật Xây dựng sửa đổi yêu cầu thành lập các BQL khu vực, BQL chuyên ngành. Chẳng hạn, mỗi tỉnh chỉ cần có BQL chuyên ngành về dân dụng (gồm y tế, giáo dục và các công trình công cộng…), BQL công trình về giao thông, BQL công trình về nông nghiệp, nông thôn (thủy lợi, mương máng…). Như vậy, có ít BQL nhưng các BQL sẽ tồn tại lâu dài, được củng cố tăng chất lượng, năng lực. Các BQL cũng phải có trách nhiệm đến cùng với chất lượng công trình không chỉ trong quá trình xây dựng, mà cả khi đưa vào khai thác sử dụng sau này.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng TRỊNH ĐÌNH DŨNG  (trả lời báo chí bên hành lang QH ngày 25-11)