Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Cho thuê vỉa hè:”luật bất thành văn”

Cho thue van phong quan 1-Hiện nhiều tuyến đường khu dân cư chưa đông đúc, đường lớn,rộng rãi bị nhiều người từ nơi khác đến chiếm dụng cho thuê mỗi tháng kiếm vài triệu đồng.
Không chỉ lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, nhiều gia đình có nhà mặt tiền còn ngang nhiên đăng quảng cáo cho thuê vỉa hè kiếm hàng chục triệu đồng/tháng. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, nhiều người phải vất vả đổ mồ hôi, rơi nước mắt mới kiếm được 3 – 4 triệu đồng trang trải cuộc sống. Trong khi một số người chẳng cần làm gì vẫn có tiền bỏ túi nhờ chiếm dụng vỉa hè cho thuê.
Độc chiếm cho thuê vỉa hè.
Rất nhiều tin quảng cáo kiểu này xuất hiện trên báo, các trang rao vặt trên mạng “Chúng tôi cần cho thuê vỉa hè, rộng 120m2 làm bãi rửa xe ôtô hoặc kinh doanh ăn uống, giá thuê 10 triệu đồng/tháng”. Một vỉa hè đường Tân Kỳ Tân Quý (quận Bình Tân) được “chủ” rao: “Cho thuê vỉa hè rất rộng thoáng, buổi sáng thích hợp bán nước sâm, sữa đậu nành, buổi chiều tối có thể bán cút chiên bơ, xôi gà, đồ nhậu trứng, khô…”.
via-he
Nhố nhăng, lộn xộn và chiếm dụng để cho thuê vỉa hè.
Hầu hết các tuyến đường có vỉa hè chiều ngang rộng trên 2m, khu dân cư đông ở các quận huyện của TPHCM hiện nay đều được chủ nhà chiếm dụng cho thuê. Bà Lê Thị Phương, quê Quảng Ngãi, hiện đang thuê một “khoanh” vỉa hè trên đường Tân Chánh Hiệp bán chè, bức xúc: “Cày từ chiều cho tới khuya mới kiếm được 100 ngàn đồng, đằng này họ chẳng mất mát gì, chia vỉa hè ra ba bốn khoanh, cho mỗi người thuê một mét đứng bán, mỗi vị trí vậy là một triệu đồng. Vậy là chủ nhà bỏ túi 6 triệu đồng/tháng”. Tuy biết rằng vỉa hè là của công cộng, dành cho người đi bộ nhưng phải chấp nhận vì “luật bất thành văn”.
cho-thue-via-he
Ngang nhiên quảng cáo cho thuê vỉa hè trên các diễn đàn mạng.
Một vỉa hè khác nằm ngay chợ Hạt Điều, phường Tân Thới Hiệp (Q12) nổi tiếng với chủ nhà cư xử như giang hồ. Vỉa hè trước mặt tiền nhà này rộng khoảng 7m, bà ta chia thành sáu chỗ cho thuê, mỗi vị trí có giá 1 – 1,2 triệu đồng/tháng. Chẳng may mấy xe bán rau, trái cây… dạo mà đứng trước vỉa hè, bà lập tức xua đuổi, ai chậm trễ bà sẵn sàng hất đổ hết xe trái cây, rau quả xuống đường. Ai dám ho he bà cầm gậy phang thẳng người không thương xót. Có lần chồng bà đánh nhau với cả đội quản lý trật tự đô thị.
Những mặt bằng kiểu này thích hợp cho cà phê vỉa hè, nước mía, quán nhậu nhỏ. Những người thuê mặt bằng ở đây đều hiểu sự bất công này, tuy mất tiền, nhưng nếu quản lý đô thị đuổi là chạy “mất dép”. Vả lại “luật bất thành văn” rồi, ai muốn có một vị trí kinh doanh yên ổn đành chấp nhận.
Cần xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
Quản lý kinh doanh vỉa hè là câu chuyện dài nhiều tập của các nhà quản lý. Từ vấn đề mất hết đường dành cho người đi bộ đến việc kinh doanh bừa bãi thiếu quy hoạch, thiếu quản lý làm cho lòng lề đường nhếch nhác. Ngoài ra, vấn đề bất công với nhiều người như nói ở trên cũng cần phải dứt bỏ. Nhiều người dân thuê vỉa hè cho rằng, việc thuê mặt bằng rồi lấn ra vỉa hè một chút không sao. Đằng này, có nhiều người rào chắn vỉa hè cho thuê coi như sở hữu riêng của mình.
Theo anh Dũng, một người bán chả giò vỉa hè tại chợ Cầu: “Đằng nào cũng phải thuê thì thuê lại của chính quyền địa phương vẫn hơn. Vừa không lo bị quản lý đô thị bắt, mà số tiền thuê có thể sẽ phục vụ những mục đích dân sinh khác tốt hơn”.
Đây cũng là vấn đề được thành phố Hội An (Quảng Nam) áp dụng rất thành công. Việc này không chỉ mang lại vẻ đẹp mỹ quan đô thị nhờ quản lý phân nhóm ngành nghề kinh doanh, mà còn tạo sự công bằng cho xã hội. Cho thuê văn phòng quận 1 cho rằng nên chấp nhận để quản lý kinh doanh vỉa hè đi vào quy củ, có văn hóa là tốt nhất. Tuy nhiên về lâu dài, cần trả lại chức năng dành cho người đi bộ của vỉa hè để tránh tai nạn giao thông, đường phố thông thoáng, sạch đẹp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét