Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Đại án tham nhũng Bầu Kiên là không đúng bản chất

Trong phiên xét xử "Bầu" Kiên sáng 28.5, luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên cho rằng việc xác định vụ "Bầu" Kiên là "đại án tham nhũng" là không đúng bản chất bởi "Bầu"Kiên và nhóm bị cáo đều không có hành vi trục lợi trong vụ án này
Các luật sư cho rằng việc xác định vụ "Bầu" Kiên là "đại án tham nhũng" là không đúng bản chất của vụ việc.

Bào chữa cho thân chủ của mình, luật sư Vũ Xuân Nam và Hoàng Đôn Hùng xuất trình chứng cứ để bào chữa cho hành vi kinh doanh trái phép, đó là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của một số doanh nghiệp lớn có đầu tư góp vốn vào các ngân hàng khác như PNJ là cổ đông của ngân hàng Đông Á, Tập đoàn xăng dầu là cổ đông của ngân hàng Xăng dầu, SJC cổ đông Eximbank, CTCP Him Lam là cổ đông của Liên Việt…
Các luật sư cũng xuất trình giấy đăng ký kinh doanh các Cty của "Bầu" Kiên, chứng cứ để bào chữa hành vi trốn thuế là các văn bản hỏi của B&B với các cơ quan kê khai thuế.
Luật sư Vũ Xuân Nam cho biết đề xuất của "Bầu" Kiên về hoạt động uỷ thác hoàn toàn phù hợp với hoạt động kinh doanh của ACB. Trong trường hợp không đồng tình, hội đồng quản trị của ACB có quyền họp để không thông qua đề xuất của ông Kiên nên ông này không thể là chủ thể trong việc cố ý làm trái.
Đồng thời, trong quá trình nắm giữ cổ phần, ông Kiên chưa bao giờ tập hợp nhóm cổ đông, vì vậy, việc ông Kiên thực hiện các quyền của mình là hoàn toàn đúng với vai trò, vị trí của mình. Không có bằng chứng nào chỉ ra rằng ông Kiên cố gắng thực hiện việc cách chức các cổ đông hay gây áp lực cho HĐQT.
Về chủ trương cấp hạn mức 700 tỉ đồng đầu tư chứng khoán và hành vi ủy thác cho nhân viên ACB gửi tiền vào Vietinbank, luật sư Hoàng Đôn Hùng đã tóm tắt lại nội dung cuộc họp HĐQT của ACB vào ngày 2.11.2009 về các chủ trương trên. Theo đó, mối quan hệ hợp tác đầu tư giữa ACBS và ACBI phù hợp pháp luật, cụ thể là luật đầu tư.
Theo xác nhận của các bên, chứng khoán hình thành từ hợp tác này do ACBI đứng tên sở hữu, ACBS chỉ là người hưởng lợi ích từ quyền sở hữu chứ không sở hữu trực tiếp. Kiểm toán PwC cũng đã nói không nhận thấy có sai phạm gì trong hợp đồng này mà chỉ lưu ý ACB xem xét lại hợp đồng.
Ngoài ra, ACB và KienLongbank, ACB và VietBank là mối quan hệ liên ngân hàng bình thường. Mối quan hệ mua bán trái phiếu giữa KienLongbank, VietBank, ACB, ACBI, ACI Hà Nội cũng là việc đầu tư bình thường của các tổ chức.
ACB xem xét hỗ trợ vốn cho các ngân hàng này mua trái phiếu cũng chỉ là hoạt động hỗ trợ vốn bình thường, nếu không có nguồn vốn này thì VietBank cũng có thể dùng nguồn khác để mua.
Chính vì vậy, việc HĐXX phán quyết các bị cáo phạm tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, kinh doanh trái phép là không đúng, gây rối loạn hoạt động của các doanh nghiệp này.
Bên cạnh đó, việc kết tội ACBS hợp tác đầu tư với ACI và ACI Hà Nội mua cổ phiếu ACB là không đúng, vì hợp đồng này đã được tất toán từ tháng 6.2010. Các khoản thu đã được ACI và ACI Hà Nội chịu trách nhiệm. ACI và ACI Hà Nội đã xác nhận không còn liên quan gì với ACB và ACBS trong hoạt động đầu tư này. Chính vì những luận cứ trên, luật sư cho rằng VKS không cập nhật diễn biến, lời khai, chứng cứ đưa ra tại phiên tòa.
Luật sư Hùng còn khẳng định việc xác định vụ án là “đại án tham nhũng” đã không đúng về bản chất vì không hề có hành vi nào liên quan đến tham nhũng bởi tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ để trục lợi cho cá nhân nhưng trong vụ án ông Kiên và nhóm bị can không có hành vi trục lợi.
P.L (Lao Động)

Yêu cầu vốn pháp định 50 tỷ đồng gây khó cho doanh nghiệp

Thảo luận về dự thảo luật kinh doanh bất động sản sửa đổi nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc sửa đổi luật là cần thiết nhằm lành mạnh thị trường bất động sản, nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. 
Song, việc sửa đổi luật kinh doanh bất động sản cũng cần cân nhắc điều chỉnh một số điều để tránh gây khó khăn cho các doanh nghiệp đang hoạt động.

Cụ thể, khoản 1, điều 8 của dự thảo luật kinh doanh bất động sản có quy định, tổ chức cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, có vốn pháp định do chính phủ quy định nhưng không được thấp hơn 50 tỷ đồng và đăng ký kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật.
Đại biểu Nguyễn Minh Quang (Hà Nội) tán thành với việc nâng cao điều kiện để tổ chức, cá nhân được kinh doanh bất động sản. Quy định này sẽ hạn chế những chủ thể kinh doanh bất động sản có năng lực tài chính yếu, tham gia thị trường có tính chất manh mún.
Cần nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Tuy nhiên, quy định về vốn pháp định số vốn pháp định 50 tỷ đồng là khá cao, gần gấp 9 lần so với quy định hiện hành là 6 tỷ đồng. Điều này có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp đang kinh doanh bất động sản có số vốn 6 tỷ đồng. Vì họ sẽ phải bổ sung một lượng vốn không nhỏ để đủ điều kiện hoạt động. Hơn nữa, với các loại dự án bất động sản khác nhau về quy mô, tính chất, công năng mục đích đầu tư cũng như tổng mức đầu tư thì việc ấn định vốn pháp định 50 tỷ đồng vô tình đã khống chế quyền tự do chọn mô hình kinh doanh của nhà đầu tư.
Ban soạn thảo nên xem xét, điều chỉnh mức vốn pháp định giảm xuống không thấp hơn 20 tỷ đồng và Chính phủ quy định cụ thể mức vốn pháp định tại từng thời kỳ sẽ phù hợp hơn trên thực tế, đại biểu Nguyễn Minh Quang cho ý kiến.
Đại biểu Trần Du Lịch lại cho rằng, luật kinh doanh bất động sản cần cụ thể hơn về quy định góp vốn của người dân cũng như các quy định về môi giới bất động sản.
Người dân góp vào để mua một căn hộ, để xây một căn nhà thì việc góp bao nhiêu và góp như thế nào nên để người dân tự quyết định. Nhà nước chỉ cần quy định một điểm, tiền đó gửi tại một ngân hàng và quy định rõ ngân hàng chỉ được chuyển tiền thanh toán cho chính công trình đó, nếu chuyển chỗ khác tức là lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản công dân.
Thảo luận về phạm vi kinh doanh bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các đại biểu cho rằng, quy định cho phép tất cả các tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện các hoạt động kinh doanh bất động sản là chưa phù hợp với Luật Đất đai 2013.
Trong Luật Đất đai không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đại biểu đề nghị xem xét lại quy định này trong dự thảo luật để phù hợp với Luật Đất đai 2013.
Diệu Trang

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Lỗ hổng Luật kinh doanh BĐS khiến chủ đầu tư không kìm được lòng tham

Đại biểu Quốc hội cho rằng, chính lỗ hổng của Luật kinh doanh bất động sản ở khiến người kinh doanh không kìm được lòng tham

Sáng 27/5, các dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại tổ. Đa số các đại biểu đều cho rằng Luật nhà ở (sửa đổi) lần này cần tập trung chính vào vấn để giải quyết nhà ở, không nên ôm đồm quá nhiều các vấn đề khác

Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng Hiến pháp quy định mọi người có quyền có nhà ở, đó là một sự tiến bộ. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam, vị đại biểu này cho rằng nhà nước cần tập trung chính sách để mọi người có chỗ ở chứ không phải sở hữu nhà ở.

Ông Lịch cho rằng, khi có sự thống nhất về quan điểm thì vấn đề nhà ở xã hội phải có sự tính toán khác.

“Không thể có trường hợp có người lương không đủ sống mà cứ phải đi mua nhà. Các tổ chức tín dụng thì huy động vốn trong 3 – 6 tháng nhưng lại nói cho vay tới 15 năm. Đó là sự vô lý”, đại biểu Trần Du Lịch nhận xét.

Nhà nước cần tạo điều kiện để cho ra quỹ nhà ở xã hội cho thuê giá rẻ với các đối tượng là chính, không cần khuyến khích sở hữu nhà ở.
Đại biểu Trần Du Lịch cũng kiến nghị trách nhiệm phát triển nhà ở thuộc về chính quyền địa phương. Vì vậy, cần phải quy định quỹ nhà ở cho địa phương một cách hợp lý.

Đối với Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng không thể đầu tư theo kiểu nhà đầu tư tư nhân lấy đất nông nghiệp làm hạ tầng, nhờ nhà nước làm đường rồi nâng giá để bán. Đó là sai lầm về phương diện đầu tư.  Đây là sự bất công ghê gớm.

“Đất đô thị là con gà đẻ trứng vàng nhưng trứng này không vào ngân sách mà lại vào túi ai đó. Luật này phải điều chỉnh thế nào?”, đại biểu Trần Du Lịch băn khoăn đặt câu hỏi.

Bên cạnh đó, Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi cần có sự liên thông với 3 thị trường, thị trường chuyển nhượng, thị trường cho thuê, thị trường thế chấp. Ba thị trường này liên thông với nhau. Luật kinh doanh bất động sản hiện thời chưa làm rõ thì luật sửa đổi lần này phải làm rõ.

Hiện nay lỗ hổng rất lớn, tất cả tiền của người dân huy động để mua một căn hộ. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, việc góp vốn như thế nào thì chưa do người dân tự thỏa thuận.

“Tiền đó phải gửi tại  một ngân hàng và có quy định ngân hàng chỉ được chuyển tiền thanh toán cho công trình đó. Nếu anh chuyển cho công trình khác thì là lạm dụng sự tín nhiệm, vi phạm tài sản của công dân, vi phạm luật hình sự”, ông Trần Du Lịch đề xuất.

Vị đại biểu này cũng kể một ví dụ hài hước có một nhà kinh doanh bất động sản đã tâm sự nếu luật quy định chặt chẽ thì doanh nghiệp cũng không thể đem tiền đó đầu tư vào những lĩnh vực khác và dẫn tới việc làm ăn thua lỗ, phá sản.

“Lỗ hổng của luật làm cho lòng tham của người kinh doanh nổi lên”, ông Trần Du Lịch nói.

Hiện nay, nhà nước quản lý không đúng cách. Nhà nước phải quản lý được các doanh nghiệp dùng tiền của người dân đóng góp vào công việc gì.
Cũng đồng tình với quan điểm này, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) cho rằng luật vẫn chưa có chế định về kinh doanh bất động sản.
Huy động vốn của khách hàng hơn 100 tỷ đồng rồi dùng vào việc khác, TGĐ dự án B5 Cầu Diễn đã bị Cơ quan CSĐT C46 Bộ Công an ra lệnh bắt khẩn cấp

“Các doanh nghiệp nhận tiền hàng trăm tỷ đồng tiền của khách rồi cả mấy năm nhà không xây, tiền đó nằm ở ở đâu, có phải chiếm đoạt tài sản người khác không? Phải làm rõ”, đại biểu Đỗ Văn Đương đặt câu hỏi.

Ông Đương cho rằng cần có cơ chế để quản lý chặt chẽ tiền đầu tư xây dựng bất động sản, như các chuyên gia nói là phải cơ chế tay ba: doanh nghiệp - khách hàng - ngân hàng để biết tiền đó đi đâu.

Ngoài ra, hàng loạt vấn đề như cách tính diện tích của căn hộ chung cư, vấn đề bảo trì tòa nhà chung cư, diện tích sở hữu chung, sở hữu riêng ở tòa nhà chung cư.. cần phải được giải quyết trong luật này.

Đối với Luật nhà ở sửa đổi, đại biểu Võ Thị Dung cho rằng không nên đặt vấn đề sở hữu vĩnh viễn mà thay vào đó là sở hữu có thời hạn có thể là một đời người hoặc 90-100 năm.

Việc này sẽ tạo động lực cho xã hội phát triển. “Đời mình có một cái nhà thì hết đời mình con cái phải tính tới chuyện tạo lập chứ không chỉ chủ quan chờ đợi cha truyền con nối”.

Vì vậy, đại biểu này đề xuất hiện nay phải hướng đến quyền sở hữu có thời hạn chứ không phải sở hữu vĩnh viễn.

Phạm Thịnh (VTC News)

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Từ sản xuất cáp Sacom bẻ lái sang bất động sản và sa vào vũng lầy

Từ một doanh nghiệp chuyên về sản xuất cáp, năm 2009 Công ty Đầu tư và Phát triển Sacom quyết định chuyển hướng đa ngành với việc mở rộng sang lĩnh vực đầu tư tài chính và bất động sản. Tuy nhiên, cho đến nay, mảng bất động sản vẫn chưa mang lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp này

Kẹt ở bất động sản



Theo báo cáo tại Đại hội thường niên năm 2014, trong tổng doanh thu 1.034 tỉ đồng của năm 2013, mảng dây và cáp tiếp tục đóng góp lớn tới 935 tỉ đồng, trong khi mảng bất động sản lỗ 9 tỉ đồng.
Trong số các dự án bất động sản Sacom đã và đang đầu tư, ngoài dự án tòa nhà BCIS (do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Sacom Chíp Sáng phụ trách) đã cho thuê và bắt đầu có dòng tiền về, tất cả các dự án khác vẫn còn trong giai đoạn rót vốn hoặc đang loay hoay tìm đầu ra.
Dự án khu dân cư Nhơn Trạch, chẳng hạn, đã được Sacom rót vào 50 tỉ đồng hồi năm ngoái, nhưng hiện chỉ mới làm thủ tục xin chấp thuận đầu tư và tiến hành bồi thường. Dự án chung cư Samland (Bình Thạnh) do Công ty Địa ốc Sacom đầu tư thì đã được hoàn thành và đang chào bán. Còn dự án Sacom Tuyền Lâm (Lâm Đồng) thì đang thi công phần thô và hệ thống cơ điện của khách sạn 4 sao; 9 đường golf sau vừa được đưa vào khai thác từ tháng 4 năm nay.
Ban lãnh đạo Sacom cho biết Công ty sẽ đẩy mạnh kinh doanh những hạng mục đã hoàn thành như sân golf, nhà hàng, club house, biệt thự. Nhưng vì đây là lĩnh vực mới nên chưa thể đem lại doanh thu cao trong khi chi phí quản lý, tiếp thị thì vẫn phải bỏ ra. Vì thế, Công ty chưa thể kiếm lãi từ hoạt động này.

Một trong những lĩnh vực mang lại lợi nhuận lớn trong kinh doanh sân golf là bán biệt thự. Muốn có biệt thự để bán, chắc chắn Sacom sẽ phải rót thêm một số tiền lớn nữa. Theo kế hoạch, Sacom Tuyền Lâm sẽ có khoảng 400 căn biệt thự. Báo cáo tài chính của Sacom cho thấy chi phí đầu tư vào Sacom Tuyền Lâm đến hết năm 2013 là 716,25 tỉ đồng. Trong khi đó, tổng giá trị dự kiến ban đầu của dự án này là 2.250 tỉ đồng.
Không chỉ trực tiếp đầu tư vào các dự án bất động sản họ còn là nhà đầu tư thứ cấp theo kiểu mua sỉ bán lẻ. Thế nhưng, Sacom cũng bị mắc kẹt ở một số dự án do thị trường khó khăn kéo dài. Chẳng hạn, Sacom mua block B2 gồm 222 căn thuộc dự án Giai Việt (quận 8, TP.HCM) của Quốc Cường Gia Lai, nhưng đến nay chỉ mới bán được khoảng 17 căn, theo thông tin công bố tại Đại hội cổ đông vừa qua. Công ty cũng mua 70 căn hộ thuộc dự án Hoàng Anh River View (quận 2) của Hoàng Anh Gia Lai, nhưng đến nay vẫn chưa bán được căn nào.
Dù rằng Sacom không gặp khó khăn như một số doanh nghiệp khác nhờ đầu tư bất động sản bằng nguồn vốn thặng dư, nhưng có thể nói quyết định mở rộng sang lĩnh vực bất động sản vào năm 2009 là bước đi vào vũng lầy của ban lãnh đạo doanh nghiệp này.
Năm 2010, khi được hỏi vì sao Sacom chuyển hướng sang lĩnh vực bất động sản trong bối cảnh thị trường đang trầm lắng, ông Đỗ Văn Trắc, Tổng Giám đốc Sacom, cho rằng lĩnh vực nào cũng có rủi ro và trong kinh doanh, nếu ngại rủi ro thì sẽ đánh mất cơ hội.
“Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp và ở gia đình tôi là khi có tiền nhàn rỗi, chưa dùng để đầu tư vào lĩnh vực nào tốt hơn lĩnh vực truyền thống thì nên đầu tư vào bất động sản. Các dự án bất động sản không mang lại lợi nhuận ngay, nhưng trong dài hạn thì có. Thời điểm này, chúng tôi đang có tiền; nếu không đầu tư, sẽ không còn cơ hội lựa chọn các khu đất”, ông nói.
Đáng tiếc là cho đến nay, thị trường bất động sản vẫn chưa thể khởi sắc và Sacom đã phải ghi lỗ ở mảng này.
Vẫn sẽ là cáp
Lý giải cho việc chuyển hướng đa ngành vào năm 2009, ông Trắc cho rằng với sự cạnh tranh gay gắt và với xu hướng chung của viễn thông toàn cầu là thiết bị cáp quang và vệ tinh, nhu cầu đối với điện thoại cố định được dự báo sẽ giảm xuống. Vì vậy, ngay lúc đang ở đỉnh cao, Sacom phải tìm hướng đi mới. Và hướng đi Công ty lựa chọn là phát triển đa ngành

Thế nhưng, việc chuyển hướng này có lẽ là hơi sớm, bởi thực tế là năm 2013 lĩnh vực dây và cáp của Sacom vẫn tăng trưởng tốt với doanh thu tăng đến 39% và vượt 14% kế hoạch năm. Thậm chí Công ty còn mở rộng ra thị trường nước ngoài với xuất khẩu đạt đến 5,25 triệu USD.
Trong tương lai, ít nhất là trong ngắn hạn, cáp tiếp tục sẽ là lĩnh vực mang lại doanh thu chính cho Sacom. Theo kế hoạch được Hội đồng Quản trị Sacom đưa ra, năm 2014 đối với mảng dây và cáp, Sacom sẽ đầu tư vào thị trường Đông Nam Á, từ đó mở rộng ra cả khu vực châu Á. Đối với sản phẩm dây đồng, dây diện từ, Sacom sẽ tiếp cận khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để tìm kiếm hợp đồng dài hạn. Theo dự kiến, quý II/2014 dây chuyền thanh cài dẫn điện sẽ được hoàn tất, đánh dấu sự xuất hiện của Sacom trong lĩnh vực mới này. Năm nay, mảng dây và cáp được dự báo sẽ tăng trưởng 12% so với năm ngoái.
Gần 5 năm trước, với nguồn vốn thặng dư lớn, ban lãnh đạo Sacom đã quyết định nhảy vào lĩnh vực đầu tư tài chính và bất động sản. Tuy nhiên, tại Đại hội, ông Trắc cho biết Sacom hiện còn nhiều tiền (tính đến hết năm 2013, Sacom đang nắm trong tay 352 tỉ đồng tiền mặt) và đề nghị cổ đông góp ý kiến nên đầu tư vào lĩnh vực nào, dự án nào để đem lại mức sinh lời lớn hơn.
Có vẻ như Sacom đã ngán ngẩm với bất động sản. Trên thực tế, từ năm 2012 đến nay Công ty đã quyết định rút khỏi một số dự án bất động sản với việc chuyển nhượng khu đất tại 475/1 Điện Biên Phủ, TP.HCM, dự án Hiệp Phú (quận 9) và không tham gia đầu tư vào dự án Areco
Lưu Đức (NCĐT)

Kinh doanh địa ốc bất động sản quy định sữa nhiều lần còn rối

Có thể không phải là sự trùng hợp, nhưng thứ Bảy tuần qua, trong lúc Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình Dự án Luật nhà ở (sửa đổi) và Dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại kỳ hợp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, thì cũng là thời điểm Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên đề góp ý 2 dự luật này

Trong khi tại nghị trường, các đại biểu Quốc hội mới chỉ nghe Tờ trình, chưa góp ý, thì tại hội thảo, “sóng” đã nổi khi các luật sư liên tiếp giơ tay xin phát biểu, điều ít xảy ra tại nhiều hội thảo mà người viết vẫn thường được chứng kiến.
Các luật sư đều nhất trí cho rằng, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản hiện hành đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của các dự án nhà ở, các khu đô thị mới với cơ sở hạ tầng hiện đại, bước đầu đáp ứng được cuộc sống văn minh đô thị.
Tuy nhiên, sau gần 9 năm triển khai, 2 dự luật trên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng đã xuất hiện nhiều tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực thi, nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tiễn cuộc sống, nhiều vấn đề thực tế phát sinh, nhưng chưa được điều chỉnh kịp thời.
Theo quan điểm của cơ quan soạn thảo 2 dự luật trên là Bộ Xây dựng, thì việc sửa đổi nhằm cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp 2013 và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo, mâu thuẫn giữa Luật Nhà ở với các đạo luật khác có liên quan như Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Bộ Luật dân sự, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tư…



Ngoài ra, quy định của 2 dự thảo luật phải phù hợp với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước và tính đặc thù của từng vùng, miền; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, tránh gây phiền hà, tiêu cực trong việc phát triển và quản lý nhà ở, tạo môi trường thuận lợi để các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở.
Với những mục tiêu rõ ràng như trên, Ban soạn thảo đã nhiều lần tổ chức lấy ý kiến của các thành viên, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, đến nay, bản trình ra Quốc hội kỳ này đã là bản chỉnh sửa thứ 12. Tuy nhiên, tại hội thảo do Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức, dù các luật sư mới chỉ nhận được dự thảo luật ngay trước khi khai mạc, nhưng đã có hàng loạt quy định về bất động sản không phù hợp, thậm chí là với luật khác, được các luật sư phát hiện và kiến nghị sửa đổi.
Ví dụ như tại Điều 13, Dự thảo Luật Nhà ở về thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đã nhận được hàng chục ý kiến đóng góp. Luật sư Phạm Thế Quyển, Phó đoàn Luật sư tỉnh Bắc Ninh cho rằng, quy định như Dự thảo thì Ban soạn thảo đã mâu thuẫn nhiều đạo luật gốc như Bộ Luật dân sự, Luật Đất đai vừa được Quốc hội thông qua.
“Người viết dự luật này sao không dở các luật khác ra mà tham khảo xem có tương thích hay không, mà đã đưa ngay vào Dự thảo”, ông Quyển nói.
Ở một góc nhìn khác, ông Nguyễn Thế Điệp, Chủ tịch HĐQT CTCP Reenco Sông Hồng nhận xét, luật dù xây dựng thế nào, thì cũng phải tạo được động lực cho sự phát triển của thị trường, nhưng khi nhìn vào dự thảo 2 luật này, “rào cản” vẫn còn nhiều.
“Quy định nhà ở phải làm xong hạ tầng, chung cư thì phải xong móng mới được bán là một quy định gây lãng phí vô cùng, vì điều này chỉ phù hợp với các dự án nội đô, còn những dự án nằm xa trung tâm, phải 10 - 20 năm nữa mới ở đến, nhưng nhiều người vẫn có nhu cầu đầu tư cho con, cho cháu, nay phải xây thô rồi để đấy thành những khu đô thị “ma” là không thể chấp nhận được”, ông Điệp nói và cho rằng, không nên cấm phân lô bán nền như trong dự thảo luật.
Vẫn biết việc xây dựng quy phạm pháp luật sao cho vừa lòng số đông là vô cùng khó khăn, mỗi người một ý, nhưng khi mà sau 12 lần chỉnh sửa vẫn còn nhiều lỗi, trong đó có những lỗi không hề nhỏ, khiến nhiều người khi góp ý tỏ ra bức xúc, thì Ban soạn thảo cũng cần phải thẳng thắn nhìn nhận và nghiêm túc tiếp thu để hoàn thiện luật.
Hy vọng, qua nhiều cuộc tranh luận để hoàn thiện, các dự luật trên sẽ sớm hoàn chỉnh và được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII vào tháng 10 tới, tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi để thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Đức Minh (Đầu tư chứng khoán)

"Hóa kiếp" cho sàn, cò đất muôn thuở

Nếu đề xuất mua bán nhà đất không bắt buộc qua sàn thông qua, hàng ngàn sàn nhà đất sẽ lập tức sẽ khai tử và cò đất quay lại thời thịnh vượng
Mở sàn để hợp thức hóa
Điểm đáng chú ý trong luật Kinh doanh BĐS sửa đổi trình Quốc hội thông qua là đề xuất bỏ quy định bắt buộc hoạt động mua bán, cho thuê BĐS như văn phòng cho thuê, cho thue van phong quan 1 và cho thuê nhà nguyên căn.... đều phải thông qua sàn giao dịch. Nếu quy định trên được thông qua sẽ “báo tử” hàng nghìn sàn giao dịch BĐS.
Luật Kinh doanh BĐS năm 2006 quy định, tất cả các giao dịch bất động sản tại Việt Nam đều phải thực hiện qua sàn giao dịch BĐS. Điều này dẫn tới việc nở rộ việc thành lập sàn giao dịch BĐS.  Tuy nhiên, sau 7 năm thi hành, có vẻ như quy định này không đem lại hiệu quả. 
Sàn BĐS nhưng vẫn chưa thể minh bạch.

Thực tế, quy định này làm tăng thêm tổ chức kinh doanh dịch vụ trung gian, tăng thêm thủ tục, thêm chi phí và góp phần đẩy giá, tạo giao dịch ảo, không đạt được mục đích tạo nơi giao dịch để đảm bảo tính công khai, minh bạch cho thị trường. Trong số các dịch vụ như giao dịch mua bán, môi giới, định giá, tư vấn, quảng cáo, đấu giá và quản lý BĐS, rất ít các sàn đáp ứng đủ mà phần lớn tập trung vào dịch vụ môi giới mà bản chất vẫn là 'cò' khoác trên mình cái áo mới.
Trên thị trường căn hộ chung cư ở Hà Nội và TP HCM, chênh lệch giá căn hộ giao dịch qua sàn đang nhảy múa. Đối với dự án vừa xong móng, các sàn giao dịch thường thu của người mua phí môi giới 4% nhưng đối với dự án ở thời điểm bàn giao nhà, tăng từ 3-7 triệu đồng/m2 so với giá gốc, tùy dự án.
Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, luật hiện hành quy định quá dễ dàng về điều kiện của người kinh doanh môi giới bất động sản dẫn đến tình trạng đội ngũ làm môi giới hiểu biết pháp luật hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp, yếu kém về đạo đức kinh doanh, làm ăn “chụp giật”, tư vấn cho xong để kiếm tiền, thậm chí còn góp phần làm lũng đoạn thị trường, gây ra những “cơn sốt ảo” để kiếm lợi.
Ông Nguyễn Hoàng Nam, Giám đốc Sàn giao dịch  bất động sản Info – Ocean Group cho biết, vào thời điểm thị trường sốt có hàng trăm sàn BĐS được mở nhưng trong 2 năm nay số sàn có xác nhận giao dịch báo cáo cho Sở Xây dựng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Từ con số 500 sàn giao dịch BĐS tại HN, đến chỉ có khoản 20 sàn có hoạt động thật sự và có báo cáo.
Giám đốc sàn Bất động sản ở Hoàng Mai - Hà Nội cho rằng, khi thị trường BĐS “nóng sốt”, việc phải giao dịch qua sàn BĐS cũng không loại bỏ được những tiêu cực, vẫn có những thỏa thuận “ngầm” giữa một số chủ đầu tư với các sàn giao dịch để bưng bít thông tin, thậm chí bắt tay nhau để thu tiền chênh của khách hàng.
Có sự bất hợp lý là các chủ đầu tư có sản phẩm nhưng không có sàn BĐS bắt buộc phải bán sản phẩm qua các sàn BĐS khác khiến cho chi phí bán hàng tăng lên, thực chất là gián tiếp đẩy giá bán BĐS tăng lên.
Quy định về diện tích sàn, nhân lực, trình độ môi giới, quản lý sàn giao dịch đều có, nhưng vẫn tồn tại những sàn giao dịch vỏn vẹn 20m2 (tối thiểu 50m2), nhân viên môi giới lẫn lãnh đạo sàn cơ bản đều "phổ cập" chứng chỉ theo Thông tư 13/2008 của Bộ Xây dựng.
Ai sẽ sống sót?
Thực tế thị trường địa ốc Hà Nội cho thấy, sàn giao dịch BĐS đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Hơn 3 năm qua, thị trường nhà đất trầm lắng lượng giao dịch trên giảm sút, các sàn giao dịch bất động sản gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nhiều sàn phải đóng cửa, tạm thời chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác hoặc giải thể. Riêng Hà Nội, có trên 50% sàn BĐS ngừng hoạt động. 
Dạo một vòng qua khu vực Hà Đông có thể thấy rõ cảnh im lìm, đìu hiu của các sàn giao dịch BĐS. Cách đây vài năm khi thị trường nhà đất nóng sốt thì nơi đây đúng là một cái chợ BĐS, số lượng các sàn giao dịch và trung tâm môi giới bất động sản mọc lên từng ngày san sát nhau. Hiện, nhiều sàn BĐS đã biến mất do phải đóng cửa, chuyển đổi mục đích kinh doanh và phá sản. Do vậy, việc bắt buộc giao dịch nhà đất phải qua sàn bất động sản là không còn phù hợp.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội  bất động sản TP.HCM, phải mất 7 năm để thay đổi một chính sách, rõ ràng còn nhiều bất cập, đôi khi chính sách đưa ra không còn phù hợp với thực tế và thiếu tầm nhìn dài hạn.
Theo các chuyên gia, khách hàng không phải mua sản phẩm qua sàn là một phương thức giao dịch mới giữa chủ đầu tư với khách hàng mà không phải qua trung gian. Điều này đã “thổi luồng gió” mới vào thị trường BĐS trong bối cảnh thị trường trầm lắng.
Theo CBRE, điều này khiến sự cạnh tranh giữa các bên môi giới trở nên khốc liệt hơn nhưng đồng thời sẽ giúp cải thiện tính minh bạch của thị trường.
Một luồng ý kiến lại cho rằng, dù Nhà nước gỡ quy định phải giao dịch BĐS qua sàn, hay chủ đầu tư không bắt buộc bán hàng qua sàn, đội ngũ môi giới vẫn sống. “Trăm hoa đua nở” và  quay trở về thời kỳ “người người, nhà nhà làm BĐS”.
Tuy nhiên, đại diện sàn bất động sản Đất Xanh, ông Vũ Cương Quyết cho rằng, thị trường và khách hàng ngày càng đòi hỏi khắt khe về tính chuyên nghiệp nên sẽ có sự sàng lọc. Ai có lợi thế và cạnh tranh tốt mới khẳng định được trên thị trường.

Mua bán nhà ở trong tương lai cần hết sức lưu ý

Một trong những điểm mới đáng lưu ý tại dự án Luật Nhà ở trình Quốc hội ngày 24/5 là có thể mua bán nhà ở hình thành trong tương lai

Tại Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết chủ đầu tư bất động sản hay cá nhân có thể thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để vay vốn đầu tư dự án nhà ở của mình. Đồng tình với nội dung này nhưng Ủy ban Pháp Luật - cơ quan Thẩm tra, đề nghị, Bộ Xây dựng phải quy định rõ điều kiện.

“Để góp phần bảo đảm ổn định thị trường bất động sản hạn chế đầu cơ, lũng đoạn thị trường nhà ở, đề nghị quy định cụ thể việc góp vốn và phân biệt rõ hai hình thức huy động vốn và mua bán nhà hình thành trong tương lai - ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm UB Pháp luật cho biết.
Một nội dung đáng chú ý liên quan trực tiếp đến người dân là quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư tại Dự thảo Luật. Khi nhà chung cư hết thời hạn sử dụng và không còn bảo đảm chất lượng, không an toàn cho người sử dụng thì chủ sở hữu có trách nhiệm phá dỡ để xây dựng lại hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng các công trình bất động sản chung cư khác.

Thêm chính sách cải thiện nhà ở

Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ quy định chặt chẽ về điều kiện của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản nhằm bảo đảm quyền lợi của các chủ thể tham gia thị trường

Ngày 24-5, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Xây dựng trình bày tờ trình dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) và dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Nhiều ưu đãi
Trình bày về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết luật hiện hành chưa quy định yêu cầu các địa phương phải lập chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, đặc biệt là phải xác định rõ quỹ đất khi phê duyệt quy hoạch xây dựng và có kế hoạch huy động các nguồn lực cho phát triển đối với từng loại nhà ở.
Điều này dẫn tới tình trạng phát triển nhà ở tràn lan, theo phong trào mà không theo quy hoạch, kế hoạch, làm mất cân đối cung - cầu về nhà ở, thiếu nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp và hộ nghèo nhưng lại dư thừa nhà ở cao cấp. Hơn nữa, cũng chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích cụ thể và đủ mạnh để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê, đặc biệt là tại các đô thị lớn.
Ngoài ra, do chưa có quy định về thời gian sử dụng nhà chung cư nên nhà nước không có cơ sở pháp lý để di dời, phá dỡ và xây dựng lại nhà ở mới khi chung cư hư hỏng, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Việc không có quy định cho phép các bên tham gia giao dịch mua bán nhà ở có thể thỏa thuận bên mua được sở hữu nhà ở trong một thời hạn nhất định nên chưa tạo điều kiện để giảm giá bán nhà ở.
Ông Dũng khẳng định những bất cập nêu trên sẽ được khắc phục trong Luật Nhà ở (sửa đổi). Luật mới sẽ chú trọng tới phát triển đa dạng và hài hòa các loại hình nhà ở (bao gồm nhà ở chung cư, nhà ở riêng lẻ, nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của từng nhóm đối tượng trong xã hội). Trong tương lai, các định chế tài chính phát triển nhà ở phù hợp sẽ hình thành để các doanh nghiệp và mọi người dân, đặc biệt là các đối tượng chính sách xã hội, người thu nhập thấp được tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho mục đích cải thiện nhà ở.
Các đại biểu trao đổi bên hành lang Quốc hội sau khi nghe tờ trình về dự án Luật Nhà ở 

"Dự thảo luật dành hẳn một chương để quy định về chính sách nhà ở xã hội. Trong đó, nhà nước phải có chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng; miễn, giảm tiền sử dụng đất và có các hình thức hỗ trợ về tài chính để các đối tượng khó khăn có điều kiện cải thiện nhà ở, như: hỗ trợ thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về nhà ở, hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Phát triển nhà ở; hỗ trợ giao đất làm nhà ở, tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương…"

Đặc biệt, dự thảo cũng quy định yêu cầu chính quyền địa phương phải quy hoạch các khu vực riêng để lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê.
Không bắt buộc giao dịch qua sàn
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) sửa đổi, ông Trịnh Đình Dũng thừa nhận luật hiện hành quy định quá dễ dàng về điều kiện của người kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS, dẫn đến tình trạng đội ngũ làm môi giới BĐS yếu về chuyên môn, hiểu biết pháp luật hạn chế, chưa chuyên nghiệp, yếu kém về đạo đức kinh doanh nên làm ăn “chụp giật”, tư vấn cho xong để kiếm tiền, thậm chí còn góp phần làm lũng đoạn thị trường, gây ra những “cơn sốt ảo” để kiếm lợi…
Chính vì thế, luật sửa đổi sẽ quy định chặt chẽ về điều kiện của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS nhằm bảo đảm quyền lợi của các chủ thể tham gia thị trường này.
Đáng chú ý, dự thảo sẽ mở rộng cho phép các chủ đầu tư kinh doanh bất dộng sản được cho thuê cho thuê văn phòng quận 1 và cho thuê mua nhà hình thành trong tương lai, thay vì chỉ được cho thuê, cho thuê mua BĐS đã có sẵn như quy định hiện hành.
Báo cáo thẩm tra dự án luật do ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, trình bày cho biết hầu hết ý kiến tán thành với quy định này nhằm tạo điều kiện cho bên thuê BĐS chủ động tham gia với chủ đầu tư trong việc hoàn thiện thiết kế, tránh tình trạng phải cải tạo, sửa chữa cho phù hợp với mục đích thuê gây tốn kém, lãng phí. Tuy nhiên, hình thức mua bán, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua BĐS hình thành trong tương lai rất dễ nảy sinh tranh chấp.
“Do vậy, đề nghị cần có các quy định chặt chẽ trong dự án luật, nhất là các quy định liên quan đến bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua, thuê, thuê lại, thuê mua BĐS” - ông Giàu nói.
Ủy ban Kinh tế cũng tán thành với đề xuất bỏ quy định bắt buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS khi bán, cho thuê, cho thuê mua bất động sản phải thông qua sàn giao dịch. “Trên thực tế, các chủ đầu tư hoàn toàn có thể quảng cáo, chào hàng, bán trực tiếp cho khách hàng mà không thông qua sàn giao dịch BĐS. Việc lựa chọn giao dịch qua sàn giao dịch bất dộng sản hay không do doanh nghiệp và khách hàng quyết định. Dự thảo cũng có các quy định bảo đảm công khai, minh bạch về thông tin thị trường BĐS nhằm bảo vệ khách hàng, bảo đảm sự quản lý của nhà nước” - ông Giàu cho biết.
Tăng cường kiểm soát công trình xây dựng
Thảo luận tại hội trường sáng 24-5 về dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi), Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) đồng ý với việc bổ sung quy định tăng cường công tác tiền kiểm của các cơ quan chuyên môn nhà nước (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, dự toán, nghiệm thu xây dựng các công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước).
“Quy định trách nhiệm kiểm soát của các cơ quan chuyên môn nhà nước ngay từ đầu và trong suốt quá trình thi công xây dựng sẽ tránh được việc đầu tư lãng phí, thất thoát, không hiệu quả; đồng thời góp phần bảo đảm tiến độ chất lượng và giá thành của công trình xây dựng” - ông Hùng nhìn nhận.
Thế Kha (Người lao động)

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Lý do Hàn Quốc bất động sản trầm lắng

Giá cả diễn biến bất thường, cầu nhà ở giảm sút, sự rút lui đột ngột của những nhà đầu tư Trung Quốc - vốn là nguồn tiền đầu tư nước ngoài chính yếu vào thị trường bất động sản nội địa…, là thực trạng tồi tệ đang xảy ra tại quốc gia sở hữu nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á - Hàn Quốc


Sau giai đoạn bùng nổ đỉnh điểm vào năm 2008 khi giá nhà leo thang 41%, thị trường bất động sản Hàn Quốc đang trải qua thời kỳ tăng trưởng chậm chạp chưa từng thấy, làm cản trở sự phục hồi chung của nền kinh tế, đồng thời đẩy khoản nợ của các hộ gia đình lên cao kỷ lục, bất chấp những chính sách kích thích thị trường nhà ở của Chính phủ thời gian qua.
Tình trạng phát triển bất ổn của thị trường bất động sản nội địa đang khiến người dân quay lưng lại với thị trường, thay vì bỏ tiền ra mua nhà, hầu hết người dân đều lựa chọn giải pháp đi thuê để tránh việc mất tiền một cách oan ức. Nguyên nhân chính khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào thị trường là do giá nhà liên tục giảm. Cụ thể, từ tháng 2 đến tháng 8/2012, giá nhà ở thủ đô Seoul và khu vực đô thị lân cận giảm 4,3%, theo số liệu của Ngân hàng Kookmin. Trong đó, giá giao dịch một căn hộ trung bình ở Seoul giảm 9,8%, chạm ngưỡng 488 triệu won (tương đương 444.000 USD), theo số liệu của Hội đồng thẩm định Hàn Quốc. Ở khu vực đô thị lân cận, giá nhà ở giảm 9,2%, ở mức 332 triệu won/căn. Năm 2013, giá nhà ở Seoul vẫn tiếp tục giảm 3%, mức giảm mạnh nhất trong 13 năm trở lại đây.
Giá nhà giảm cũng đồng thời làm liên lụy đến toàn bộ ngành xây dựng. Số lượng giấy phép xây dựng nhà ở được cấp ra giảm 24,4%, số lượng nhà ở giảm 19,2% trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012, theo Cục Đất đai Hàn Quốc.
Thị trường bất động sản Hàn Quốc đang có dấu hiệu ảm đạm do phụ thuộc cầu nội địa
Thêm vào đó, việc đồng won tăng giá 28% so với đồng Yên của Nhật Bản cũng khiến Hàn Quốc bị mất ưu thế cạnh tranh ở lĩnh vực xuất khẩu, dẫn đến hành động rút lui của các chủ đầu tư đến từ Trung Quốc - thị trường nước ngoài có nguồn tiền đầu tư vào đây lớn nhất.
Hệ quả của giá nhà giảm là chiều hướng đi lên của giá thuê. Bảy tháng đầu năm 2013, số lượng hợp đồng thuê nhà hàng tháng tại Hàn Quốc tăng vọt 23% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu của Cục Đất đai Hàn Quốc. Tổng số tiền thu được từ các hợp đồng cho thuê căn hộ dài hạn ở Seoul chạm ngưỡng 280 triệu won trong tháng 8/2012, tăng 4,5% so với thời điểm tháng 1/2012. Cùng lúc đó, ở khu vực đô thị, tổng số tiền thuê nhà đạt mức 197 triệu won, tăng 3,6%, theo số liệu của Hội đồng thẩm định Hàn Quốc cung cấp.
“Giá thuê tăng là bằng chứng chứng minh người dân không tin tưởng vào tương lai của thị trường nhà ở. Nếu tâm lý bi quan vẫn còn, người dân sẽ vẫn lựa chọn giải pháp thuê nhà thay vì bỏ tiền vào một tài sản ngày một mất giá”, Giáo sư Suh Jeong Yeal ở Trường đại học Youngsan thuộc tỉnh Gyeongnam nói và cho biết, xu hướng này cũng diễn ra ngay cả với những hộ gia đình có tiềm lực tài chính mạnh.
Không giống như nhiều nền kinh tế trong khu vực sở hữu đà tăng trưởng bất động sản nóng như Hồng Kông hay Singapore, thị trường bất động sản Hàn Quốc phần lớn phụ thuộc vào cầu nội địa, bởi quy mô thị trường nhỏ và chính sách mở cửa còn khá cứng nhắc. Trong khi chính quyền Singapore hay Hồng Kông ngay lập tức đưa ra chính sách thu hẹp sự tham gia của các chủ đầu tư nước ngoài hay chính sách tăng thuế gấp đôi lên các sản phẩm bất động sản thương mại để ngăn chặn nguy cơ bong bóng bất động sản, thì Hàn Quốc vẫn đang loay hoay trong một mớ quy định mới chưa thực sự “ngấm” vào thị trường.


Để giải quyết tình trạng này, Hàn Quốc vừa tuyên bố sẽ đảo ngược tình trạng phát triển chậm trễ ở khu vực dân cư, làm bàn đạp kích thích nền kinh tế, bằng một loạt công cụ mới hỗ trợ thị trường. Cụ thể, Chính phủ quyết định miễn thuế đối với những đối tượng người mua nhà lần đầu có thu nhập thấp và giảm thuế đối với các giao dịch nhà ở. Đồng thời, áp dụng các chính sách cho vay thế chấp giá rẻ để thúc đẩy người dân mua nhà. Bổ sung quỹ nhà cho thuê và giảm thuế cho những đối tượng thu nhập thấp đi thuê nhà cũng nằm trong số những giải pháp hỗ trợ mới của Chính phủ, nhằm “bình thường hóa” thị trường nhà ở nội địa.

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Lật tẩy trò thổi giá của "đại gia điếu cày" tại VP6 Linh Đàm

Để mua được căn hộ tại dự án VP6 Linh Đàm của Công ty cổ phần xây dựng số 1 tỉnh Lai Châu, khách hàng phải bỏ ra số tiền chênh 200-400 triệu đồng/căn. Điều đáng nói đây chính là "chiêu trò" của chủ đầu tư bất động sản để thổi giá bán.

Dự án  VP6 Linh Đàm được Công ty cổ phần xây dựng số 1 tỉnh Lai Châu của  "đại gia điếu cày"  Lê Thanh Thản mua lại từ Coma 18 ( CIG ). Sau đó, ông Thản đã xin cấp phép chuyển từ nhà xã hội sang dự án chung cư thương mại với quy mô 41 tầng , tăng 16 tầng so với quy hoạch cũ.
Chiều ngày 12 và ngày 13/5, tại Sàn giao dịch bất động sản Mường Thanh có trụ sở tại Khách sạn Mường Thanh đã tiến hành mở bán dự án này. Đã có hàng trăm khách hàng chen nhau tới tìm hiểu để mua dự án. Với mức giá từ 13-15,5 triệu đồng, đây được coi là mức giá khá hơp lý cho nhiều người có thu nhập trung bình muốn sở hữu một căn nhà tại dự án.
Nhưng, họ đã sớm thất vọng khi dự án đã bị giới đầu cơ, đám "cò" thổi giá bán chóng mặt.
Có mặt tại dự án, chị Đinh Thu Hiền, Khách hàng tới tham khảo, tìm hiểu mua dự án cho biết, khi đến nơi chị đã bị đám "cò" vây quanh mời mua nhà. Theo giới thiệu của "cò", hiện tất cả các căn hộ đã được giới đầu cơ "ôm" và muốn sở hữu căn hộ ở đây chị phải trả tiền chênh từ 200-400 triệu đồng/căn so với giá gốc.
Sàn giao dịch bất động sản tại Khách sạn Mường Thanh kín người trong ngày mở bán 13/5.
Anh Nguyễn Khải Văn, một khách hàng mua nhà bức xúc cho biết: "Nếu chủ đầu tư đã niêm yết giá bán sao không công khai việc bán căn hộ mà "đi đêm" với cò để tăng giá căn hộ. Có hàng trăm cò chỉ đóng 2%, lấy suất mua rồi bán chênh lại, làm vậy khách gì lừa đảo khách hàng.  Công ty cổ phần xây dựng số 1 tỉnh Lai Châu làm thế này thì mất uy tín quá!".
Chị H., một "cò" đất cho biết, ngoài một số "suất ngoại giao" được chủ đầu tư bán, gần như tất cả căn hộ đều không được bán ra ngoài mà giao cho "cò". Mức tiền chênh nêu trên cũng được chủ đầu tư ấn định.
"Khách hàng không thể mua được căn hộ nếu không mua qua chúng em", chị H. cho biết.
Theo tiết lộ của các "cò", họ kiếm được 2 khoản từ việc môi giới: 5-10 triệu đồng/căn từ chủ đầu tư và tiền bồi dưỡng hoặc tiền chênh từ khách hàng.
Còn nhớ thời điểm bán VP5 Linh Đàm, khi phản ánh việc chủ đầu tư bất động sản "tung chiêu" dùng "cò" thổi giá, tạo ra việc khan hàng giả tạo ông Lê Thanh Thản đã cho rằng: ""Không có chuyện chủ đầu tư làm giá chênh lệch ở đây. Còn nhà là sản phẩm thương mại nên không cấm cò hoành hành được".
Bấy lâu nay, giới bất động sản cho rằng các sản phẩm của ông Lê Thanh Thảnh đều "tuân thủ" theo chiến thuật bán hàng quái chiêu: Chủ đầu tư chỉ bán ra một số rất ít căn hộ sau đó thông báo hết hàng, còn phần lớn căn hộ đều được "phân phối" để "cò" bán lại. Chiêu thức này tạo tâm lý khan hàng giả tạo.
Nhưng chính chiêu thức bán hàng này đã khiến khách hàng bức xúc vì không những họ không mua được giá gốc mà còn là việc khách hàng bị chủ đầu tư coi như một con mồi để trục lợi.
Hữu Tuấn (Báo Đầu Tư)

Cách tính mức đóng góp quản lý nhà chung cư sê thay đổi ngày 25/6

Mức đóng góp kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư bất động sản được tính theo tháng và phân bổ theo diện tích thông thủy của căn hộ hoặc phần nhà khác không phải là căn hộ nhà chung cư (kể cả diện tích nhà để xe) thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu nhà chung cư

Đây là quy định vừa được Bộ Xây dựng ban hành tại Thông tư số 05/2014/TT-BXD sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý sử dụng bất động sản nhà chung cư ban hành năm 2008. 

Nếu theo quy định trước đây, trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì kinh phí vận hành được huy động từ các chủ sở hữu theo nguyên tắc bảo đảm tính đủ chi phí. Nhưng theo quy định tại Thông tư 05, phí dịch vụ tại các khu nhà chung cư sẽ được tính toán theo cách tính mới phù hợp với diện tích căn hộ mà Bộ Xây dựng đã ban hành tại Thông tư 03/2014/TT-BXD. Có nghĩa là, cả chủ sở hữu và người sử dụng đều có trách nhiệm đóng góp kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư.
Cụ thể, trường hợp nhà chung cư có một chủ sở hữu thì chủ sở hữu có trách nhiệm thanh toán kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, trừ trường hợp chủ sở hữu và người sử dụng bất động sản chung cư có thỏa thuận khác.
 
Trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì chủ sở hữu và người sử dụng có trách nhiệm đóng góp kinh phí quản lý vận hành theo nguyên tắc tính đủ chi phí để thực hiện các công việc quản lý vận hành chung cư.
 
Đặc biệt, mức đóng góp kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được tính theo tháng và phân bổ theo diện tích thông thủy của căn hộ hoặc phần nhà khác không phải là căn hộ nhà chung cư (kể cả diện tích nhà để xe) thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu nhà chung cư; thay vì được phân bổ theo diện tích phần sở hữu riêng của từng chủ sở hữu và thu từ người sử dụng nhà chung cư mỗi tháng một lần như trước đây.
Từ ngày 25/6 tới, mức đóng góp kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được phân bổ theo diện tích thông thủy của căn hộ.
 
Ngoài ra, UBND cấp tỉnh không còn quy định mức thu tối đa về bất động sản phân khúc căn hộ mà thay vào đó là quy định khung giá chung về quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn để làm cơ sở cho chủ đầu tư tính toán, xây dựng kinh phí quản lý vận hành và thu của chủ sở hữu, người sử dụng (đối với trường hợp nhà chung cư chưa có Ban Quản trị) hoặc để doanh nghiệp quản lý vận hành tính toán, xây dựng kinh phí quản lý vận hành và đề nghị Ban Quản trị báo cáo Hội nghị nhà chung cư thông qua (đối với trường hợp nhà chung cư đã có Ban Quản trị).
 
Thông tư bất động sản này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/06/2014, riêng đối với các trường hợp ký kết hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư trước ngày 08/04/2014 (ngày Thông tư 03/2014/TT-BXD có hiệu lực) mà các bên thỏa thuận cách tính diện tích căn hộ theo tim tường thì kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, mức đóng góp kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư vẫn được phân bổ theo diện tích thông thủy của căn hộ./.
Đông Quang (PLVN)